Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Phúc Sinh chính thức gia nhập vào ngành hàng tiêu dùng tháng 01/2017 nhưng đã ghi nhận sự bứt phá nổi bật ở thị trường nội địa với doanh thu thuần hơn hàng chục tỷ đồng/năm. Phúc Sinh Consumer trực thuộc Công ty Cổ Phần Phúc Sinh (Phúc Sinh Group) được sáng lập bởi doanh nhân “vua hồ Tiêu” Phan Minh Thông tọa lạc tại 246-248 Võ Văn Kiệt, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Công ty cổ phần hàng tiêu dùng Phúc Sinh chính thức gia nhập vào ngành hàng tiêu dùng tháng 01/2017 nhưng đã ghi nhận sự bứt phá nổi bật ở thị trường nội địa với doanh thu thuần hơn hàng chục tỷ đồng/năm. Phúc Sinh Consumer trực thuộc Công ty Cổ Phần Phúc Sinh (Phúc Sinh Group) được sáng lập bởi doanh nhân “vua hồ Tiêu” Phan Minh Thông tọa lạc tại 246-248 Võ Văn Kiệt, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 15/12, tại TP.HCM, Công ty CP hàng tiêu dùng Phúc Sinh (Phúc Sinh Consumer, thuộc Công ty CP Phúc Sinh) tổ chức ra mắt sản phẩm trà túi lọc Cascara Blue Sơn La sau 4 năm thử nghiệm.
Theo ông Vũ Việt Thắng, Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh Sơn La chia sẻ, vỏ cà phê arabica Sơn La có độ ngọt (brix) trung bình 23%, cá biệt có vườn lên đến 26%, rất thích hợp để làm trà Cascara. Cũng chính vì đặc tính này mà khi vỏ cà phê Arabica Sơn La rất dễ lên men, gây mùi chua, gây khó khăn trong xử lý môi trường khi chỉ sử dụng nhân cà phê, bỏ vỏ như trước đây. Nếu không bỏ đi, vỏ cà phê chủ yếu dùng làm chất đốt, phân bón với giá trị rất thấp.
“Hiện nhà máy chọn các vườn cà phê liên kết, hướng dẫn sản xuất theo quy trình và thu mua cà phê hái chín với giá cao hơn thị trường hơn 30%. Cụ thể, với cà phê tươi hiện có giá 12.000 đồng/kg, nhà máy thu mua 16.000 đồng/kg nên nông dân rất phấn khởi tham gia vào vùng nguyên liệu của Phúc Sinh Sơn La”, vị này chia sẻ.
Về Trà Cascara được làm từ vỏ cà phê arabica chín mọng, thu hái và chế biến tươi ngay trong ngày. Hiện Sơn La có 20.000 ha cà phê arabica, lớn nhất cả nước trong khi vùng trồng arabica Lâm Đồng đang bị thu hẹp do bị cạnh tranh cây trồng khác và du lịch.
Loại trà này đã được các nước Nam Mỹ, nơi có vùng trồng cà phê arabica đặc sản lớn trên thế giới sản xuất hơn 50 năm qua nhưng còn mới mẻ tại Việt Nam.
Ông Phan Minh Thông Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phúc Sinh cho biết, tại thị trường trong nước, trà Cascara có giá bán gần 1,5 triệu đồng/kg, cao gần gấp đôi so với sản phẩm từ hạt cà phê loại cao cấp nhất.
“Công ty đã thử nghiệm sản phẩm trà Cascara từ vùng nguyên liệu cà phê arabica Sơn La được 4 năm và được thị trường châu Âu, Trung Đông yêu thích. Có đến 90% sản phẩm được xuất khẩu, giá bán lên đến 30 USD/kg (loại đóng gói 5 kg/túi) trong khi hạt cà phê bán 4-5 USD/kg không hề dễ.”, ông Thông thông tin thêm.
Đáng nói, người đứng đầu Phúc Sinh còn nắm bắt tâm lý người dùng và cho biết việc sản xuất với quy mô công nghiệp giúp ổn định nguồn cung, sẽ hạ giá thành xuống từ 40-50% để tiếp cận thị trường dễ hơn trong thời gian tới.
Link bài viết: https://kinhtethuongmai.com.vn/cong-ty-cp-hang-tieu-dung-phuc-sinh-ra-mat-san-pham-tra-tui-loc-cascara-blue-son-la/
Nhà máy của Phúc Sinh tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phúc Sinh.
Nhắc đến cái tên Phan Minh Thông, người ta sẽ nghĩ ngay đến vị Chủ tịch CTCP Phúc Sinh – công ty dẫn đầu Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hồ tiêu và cũng là tên tuổi xuất khẩu cà phê lớn.
Người ta cũng hay gọi ông Thông là "Vua hồ tiêu", bởi đây là lĩnh vực đầu tiên làm nên tiếng tăm của vị doanh nhân tuổi Ất Mão, cũng như Phúc Sinh.
Năm 2001, khi ấy Bộ Công thương có quyết định hủy bỏ giấy phép xuất khẩu, tháo cơ chế cho người kinh doanh. Nắm bắt lấy cơ hội này, ông Thông đã quyết định khởi nghiệp thành lập Phúc Sinh (tiền thân là Công ty TNHH Quốc tế Phúc Sinh) ngay trong năm này.
Sau hơn 2 thập niên hình thành và phát triển, từ một công ty nhỏ khởi nghiệp, Phúc Sinh nay đã trở thành "ông lớn" trong lĩnh vực xuất khẩu tiêu khi đến chiếm 8% thị phần xuất khẩu trên toàn thế giới.
Sự thành công từ hồ tiêu đã mở ra cơ hội để ông Thông có đủ vốn đầu tư nhà xưởng chế biến. Năm 2004 (khi Phúc Sinh mới vỏn vẹn 3 năm tuổi), nhà máy Hồ tiêu Vietspices (tỉnh Bình Dương) - nhà máy đầu tiên của công ty ra đời với diện tích 8.000m2, sau 10 năm thì mở rộng lên đến 60.000m2.
Cũng từ đây, hệ sinh thái của Phúc Sinh liên tục được mở rộng với sự ra đời của hàng loạt thành viên như: CTCP Gia vị Việt Nam (thành lập năm 2005), CTCP Cà Phê Phúc Sinh (năm 2009), CTCP Phúc Sinh Đắk Lắk (năm 2014), CTCP Phúc Sinh Sơn La (năm 2017).
Trong đó, việc thành lập Cà Phê Phúc Sinh, Phúc Sinh Đắk Lắk và Phúc Sinh Sơn La nằm trong chiến lược lấn sân sang lĩnh vực cà phê của công ty.
Cụ thể, Phúc Sinh Đắk Lắk được biết đến là chủ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tiêu và cà phê công suất 10 tấn tiêu xanh/tháng, 75 tấn cà phê nhân/tháng, 20 tấn tiêu lép/tháng (tỉnh Đắk Lắk); còn Phúc Sinh Sơn La nắm Nhà máy cùng tên có tổng quy mô 45ha, giai đoạn I với vốn đầu tư trên 100 tỷ đồng (hoạt động từ tháng 11/2018), năng suất 20.000 tấn cà phê tươi/năm, phục vụ cho thị trường xuất khẩu, tiêu dùng Việt Nam.
Với cà phê, vị doanh nhân họ Phan thậm chí còn có tham vọng mở rộng sức ảnh hưởng trong nước với hệ thống K Coffee – quản lý bởi công ty thành viên CTCP Hàng Tiêu dùng Phúc Sinh (thành lập vào tháng 1/2017). Hiện tại, hệ thống K Coffee có 6 chi nhánh gồm: K Coffee Võ Văn Kiệt, K Coffee Hải Phòng, K Coffee Nguyễn Thái Bình, K Coffee Phú Mỹ Hưng, K Coffee Phan Xích Long, K Coffee Hai Bà Trưng.
Ngoài ra, Phúc Sinh cũng tích cực tìm kiếm các đối tác chiến lược làm đại lý, nhà phân phối, hợp tác nhượng quyền thương hiệu….
Doanh nhân Phan Minh Thông. Ảnh: Báo Công thương.
Sự hình thành và phát triển của Phúc Sinh gắn liền với hình ảnh doanh nhân Phan Minh Thông. Sức ảnh hưởng đó thể hiện qua việc ông nắm các vị trí Chủ tịch HĐQT/Người đại diện theo pháp luật Phúc Sinh – hạt nhân của cả Group. Ngoài ra, tính đến tháng 8/2018, ông cũng là cổ đông lớn khi nắm 70% vốn Phúc Sinh cùng với 2 thể nhân khác là ông Nguyễn Trọng Phúc (10%) và bà Phạm Thị Tuyết Nhung – người cùng nhà ông Thông (20%). Cập nhật tại thời điểm tháng 11/2018, vốn điều lệ Phúc Sinh đạt 369 tỷ đồng.
Không những thế, ông Thông cũng là cổ đông chi phối tại loạt doanh nghiệp trong nhóm. Cụ thể: Ông nắm 75% vốn Phúc Sinh Sơn La (trong đó trực tiếp sở hữu 15%, 60% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Phúc Sinh Đắk Lắk (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), nắm 98% vốn Cà Phê Phúc Sinh (trực tiếp sở hữu 8%, 90% gián tiếp qua Phúc Sinh), sở hữu 80% vốn CTCP Hàng tiêu dùng Phúc Sinh.
Trong năm 2021, doanh thu thuần Phúc Sinh (công ty mẹ) đạt 3.873,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 4,6% so với cùng kỳ năm trước. Trừ đi các chi phí, lãi ròng công ty còn 15,6 tỷ đồng, tăng 88%.
Con số lợi nhuận kể trên khá khiêm tốn so với quy mô vốn chủ sở hữu (408,3 tỷ đồng) và tổng tài sản (1.769,4 tỷ đồng) của công ty. Tính ra, ROE và ROA Phúc Sinh chỉ lần lượt đạt vỏn vẹn 3,8% và 0,88%.
Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh năm 2021 với loạt doanh nghiệp phải đóng cửa, giảm công suất vì dịch COVID-19, đây là kết quả khá tích cực. Ngoài ra, đây cũng là con số lãi sau thuế cao nhất của Phúc Sinh trong giai đoạn 2019-2021. Trước đó, công ty ghi nhận lãi ròng năm 2020 đạt 8,3 tỷ đồng, năm 2019 là 4,8 tỷ đồng.
Trên bảng cân đối kế toán, tổng tài sản Phúc Sinh tại ngày 31/12/2021 đạt 1.769,4 tỷ đồng, tăng nhẹ gần 51% so với số đầu kỳ. Về cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả 1.361,1 tỷ đồng (tăng mạnh 75,4%), vốn chủ sở hữu 408,3 tỷ đồng (tăng 2,7%).
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) vừa cho biết, khách hàng cá nhân khi gửi tiết kiệm có kỳ hạn trực tuyến qua ứng dụng Sacombank Pay, mBanking hoặc Internet Banking (isacombank.com.vn) sẽ được hưởng lãi suất cao hơn tại quầy từ 0,2% đến 0,4%.