Ngạch Điều Dưỡng Đại Học

Ngạch Điều Dưỡng Đại Học

Trường chính thức được nâng cấp thành ĐH Điều dưỡng Nam Định vào ngày 26 tháng 2 năm 2004 theo Quyết định số 24/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu phát triển của trường là đào tạo nguồn nhân lực Y tế có chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu, uy tín trong nước và quốc tế về Điều dưỡng và Hộ sinh.

Trường chính thức được nâng cấp thành ĐH Điều dưỡng Nam Định vào ngày 26 tháng 2 năm 2004 theo Quyết định số 24/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Mục tiêu phát triển của trường là đào tạo nguồn nhân lực Y tế có chất lượng cao, phấn đấu trở thành một trong những cơ sở giáo dục hàng đầu, uy tín trong nước và quốc tế về Điều dưỡng và Hộ sinh.

ĐH Điều dưỡng Nam Định học bao nhiêu năm?

Theo chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế ban hành thì các ngành đào tạo trình độ đại học sẽ học trong 4 năm (8 học kỳ).

Vậy, có nên học Đại học Điều dưỡng Nam Định không? Vì sao?

Sau nhiều năm hình thành và phát triển Nhà trường vẫn đang ngày càng chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất. Qua đó sẽ giúp đáp ứng được nhu cầu dạy và học đối với các sinh viên, giảng viên. Ngoài ra các bạn sinh viên yêu thích ngành Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng sẽ được đào tạo đầy đủ về nghiệp vụ đồng thời còn có nhiều thời gian để thực tập nâng cao tay nghề. Nhu cầu việc làm của các ngành này ngày càng cao, cùng với đó là mức lương cạnh tranh sẽ là điểm mạnh thu hút các bạn sinh viên.

Với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề đào tạo ra các y sĩ có tâm đức tốt, cùng một mức học phí hợp lý, trường sẽ là địa chỉ giáo dục uy tín đối với rất nhiều sinh viên.

Những quyền lợi của sinh viên khi theo học tại Trường

ĐH Điều dưỡng Nam Định là một trong những trường đào tạo hàng đầu về Điều dưỡng, Hộ sinh và nhóm ngành khoa học sức khỏe đáp ứng nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc, và nâng cao sức khỏe nhân dân, phát triển đất nước trong thời kỳ đổi mới. Vì thế khi theo học, sinh viên sẽ có được những quyền lợi sau:

Tốt nghiệp trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có dễ xin việc không?

Với những nỗ lực của đội ngũ giảng viên trong những năm vừa qua, sinh viên của trường luôn để lại dấu ấn tích cực và tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng cũng như cơ sở y tế trên toàn quốc.

Nhà trường cũng tập trung đẩy mạnh việc tư vấn việc làm cho sinh viên, cũng như kết nối sinh viên với các doanh nghiệp qua từng chương trình hội chợ việc làm, hỗ trợ khởi nghiệp. Chính vì vậy các bạn sinh viên đã được chuẩn bị một bước đệm sẵn sàng cho công việc tương lai.

Không chỉ vậy, các kỹ năng chuyên môn, chuyên ngành cũng được các giảng viên theo sát và uốn nắn do đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Hiện nay, chỉ tính riêng ngành Điều dưỡng, nhu cầu không ngừng tăng cao nên tính cạnh tranh và sự đào thải thấp hơn so với nhiều ngành khác. Vậy nên, vấn đề việc làm không phải mối lo đối với các bạn sinh viên, mà quan trọng hơn là quá trình học tập và nỗ lực.

Trường có tổng diện tích đất rộng khoảng 54.712,7 m2 và diện tích sàn để xây dựng nghiên cứu khoa học, phục vụ đào tạo lên đến 39.860,2 m2. Để đáp ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu của sinh viên, trường đã xây dựng thêm 11 phòng chức năng tiện nghi.

Ngoài ra, trang thiết bị học liệu và cơ sở vật chất của trường đều đạt chuẩn. Đặc biệt, Nhà trường còn tập trung vào phát triển hệ thống phòng thí nghiệm, thực tập và hệ thống skillslab tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế. Một số cơ sở phục vụ cho nghiên cứu khoa học và đào tạo như: thư viện, bệnh viện thực hành và hợp tác khoa học công nghệ.

Trải qua hơn 15 năm nâng cấp lên thành trường đại học, ban lãnh đạo cùng với đội ngũ giáo viên đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Hiện nay, nhà trường có 325 cán bộ viên chức, trong đó hơn 50% là giảng viên có trình độ sau đại học, cùng các Y, Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Điều này cho thấy, nhà trường đang sở hữu đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, luôn nỗ lực giúp đỡ các sinh viên trở thành những người có đạo đức tốt.

Bên cạnh hoạt động dạy và học, trường thường thông qua các CLB tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá để giúp định hướng, phát triển kỹ năng cho sinh viên, có thêm cơ hội tiếp cận nghề nghiệp tương lai.

Các cuộc thi như “Ý tưởng khởi nghiệp sinh viên trường Đại học Điều dưỡng Nam Định” đã được tổ chức nhiều năm nhằm kích hoạt tinh thần khởi nghiệp, động viên, hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp. Ngoài ra Nhà trường cũng duy trì tổ chức ngày hội tư vấn việc làm cho sinh viên với nhiều chương trình tư vấn hướng nghiệp, tư vấn việc làm, hoạt động ngoại khóa, giao lưu với đơn vị sử dụng lao động trong và ngoài nước.

Ký túc xá của trường mới được sửa chữa lại khang trang, sạch sẽ và nằm ngay trong khuôn viên trường, gần khu giảng đường, thư viện, nhà 9 tầng, khu điều dưỡng, nhà in.

Ký túc xá cũng được trang bị đầy đủ các thiết bị như quạt trần, đèn chiếu sáng, dây phơi quần áo, tủ cá nhân, giường tầng và có phòng tự học cho sinh viên.

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2024

4.2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện ĐKXT

4.3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

Điểm chuẩn của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định như sau:

Khi có yêu cầu thay đổi, cập nhật nội dung trong bài viết này, Nhà trường vui lòng gửi mail tới: [email protected]

ĐH Điều dưỡng Nam Định thi khối gì?

Do đặc thù đào tạo liên quan đến khối ngành Y, nên Trường xét tuyển các khối thi sau: Khối B00 (Toán, Hóa, Sinh) Khối B08 (Toán, Anh, Sinh) Khối D01 (Toán, Văn, Anh).

Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định có những ngành gì?

Các ngành đào tạo chính của trường đó là: Điều dưỡng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Y tế công cộng.

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (NDUN) – Mã trường: YDD

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định (tên tiếng Anh: Namdinh University Of Nursing, tên viết tắt: NDUN)  là một trong những trung tâm đào tạo cung cấp nguồn nhân lực Điều dưỡng – Hộ sinh, đào tạo giáo viên điều dưỡng cho các trường trung học, cao đẳng và các trường ĐH Y tham gia đào tạo điều dưỡng ở Việt Nam. Đồng thời là cơ sở công lập, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trực thuộc Bộ Y tế.