Năm Tháng Hữu Tình Mp3

Năm Tháng Hữu Tình Mp3

Thêm bài hát vào playlist thành công

Thêm bài hát vào playlist thành công

tháng đầu năm xuất khẩu thủy sản cán mốc 3.6 tỷ

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong tháng 5/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt 870 triệu USD, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, các mặt hàng như cá ngừ và cua ghẹ đã có sự bứt phá mạnh mẽ, trong khi xuất khẩu cá tra, mực, và bạch tuộc chỉ tăng nhẹ. Riêng mặt hàng tôm thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái​.

Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 3,6 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu cá ngừ tăng 36% đạt trên 95 triệu USD, với các sản phẩm cá ngừ đóng hộp tăng 18%, đóng túi tăng gấp hơn 3,5 lần, cá ngừ loin/fillet đông lạnh tăng 25%, và cá ngừ nguyên con đông lạnh tăng gần hơn 7 lần so với tháng 5/2023. Tính đến hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 397 triệu USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu cua ghẹ trong tháng 5 tăng gần 92% đạt trên 26 triệu USD. Lũy kế 5 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng cua ghẹ đạt 101 triệu USD, tăng 84% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ từ các sản phẩm cua​. Xuất khẩu cá tra cũng tăng 10% trong tháng 5, và lũy kế tại 5 tháng đầu năm đã đạt gần 755 triệu USD, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mực và bạch tuộc cùng các loài cá khác tăng nhẹ 3% trong tháng 5​​.

5 tháng đầu năm 2024 đạt 3.6 tỷ

Riêng xuất khẩu tôm giảm 1,5% trong tháng 5 đạt 326 triệu USD, nhưng lũy kế 5 tháng đầu năm vẫn giữ mức tăng trưởng 7% đạt 1,3 tỷ USD​.

Các thị trường lớn của nước ta đã có tín hiệu hồi phục dần về cả nhu cầu tiêu thụ và giá nhập khẩu. Trong đó, xuất khẩu thủy sản sang các nước như: Mỹ, Nhật Bản, EU, và Hàn Quốc đều tăng trưởng trong tháng 5 với mức tăng từ 5% đến 26%, trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 8% so với cùng kỳ. Đến cuối tháng 5, Mỹ vẫn dẫn đầu với mức tăng trưởng 13%, đạt 635 triệu USD giá trị nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chỉ tăng trưởng khiêm tốn từ 3% đến 4% so với cùng kỳ năm ngoái​.

Mục tiêu xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Dự báo cho năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam có thể đạt từ 9,5 tỷ USD đến 10 tỷ USD nhờ sự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh thị trường. Tuy nhiên, ngành thủy sản vẫn đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sản xuất tăng, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu hồi phục chậm, và các vấn đề địa chính trị tiếp tục làm xáo trộn thương mại toàn cầu​​.

Nhìn chung, dù gặp nhiều khó khăn, ngành thủy sản Việt Nam vẫn đang nỗ lực tận dụng các cơ hội để phục hồi và phát triển bền vững trong thời gian tới. Các biện pháp bao gồm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, và cải tiến công nghệ sản xuất nhằm giảm chi phí và tăng hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế và thúc đẩy thương hiệu quốc gia cũng là những yếu tố quan trọng giúp ngành thủy sản Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế..

Kinh tế Việt Nam trong 11 tháng năm 2023 tiếp tục quá trình phục hồi, tạo nền tảng cho sự phát triển tới đây. Sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì đà khởi sắc, công nghiệp từng bước phục hồi, thu hút đầu tư trực tiếp nước nước ngoài (FDI) tăng, hoạt động xuất nhập khẩu duy trì hiệu quả. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam trong 11 tháng qua cũng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức….

Tình hình thị trường nguyên liệu sản xuất thép:

Quặng sắt loại 62%Fe: giá quặng sắt loại (62% Fe) ngày 6/12/2023 giao dịch ở mức 134USD/Tấn CFR cảng Thiên Tân, Trung Quốc, tăng 9 USD so với thời điểm đầu tháng 11/2023.

Than mỡ luyện cốc: Giá than cốc FOB Úc đầu tháng 12/2023 giao dịch ở mức khoảng 279 USD/tấn FOB, tăng 7USD so với mức giá giao dịch đầu tháng 11/2023.

Thép phế liệu: Trong tháng 11/2023: Giá thép phế nội địa tăng nhẹ khoảng từ 300-400 đồng/kg, giữ mức 9.100 đến 9.700 VNĐ/Kg. Giá thép phế nhập khẩu cuối tháng 11/2023 tăng 15USD/tấn giữ mức 388 USD/tấn so với tháng trước. Giá thép phế liệu giao dịch cảng Đông Á ngày 6/12/2023 nhích nhẹ ở mức 391 USD/tấn, tăng 18USD so với đầu tháng 11/2023.

Điện cực graphite: Thị trường than điện cực graphite dự kiến sẽ ghi nhận các xu hướng tăng trưởng trong dài hạn, giá cho các điện cực giữ ở mức ổn định, có xu hướng tăng ở thị trường Trung Quốc. Trong Quý II/2023, giá than điện cực loại UHP600 dao động khoảng 6.000 $/t FOB xuất khẩu của Trung Quốc.

Cuộn cán nóng HRC: Giá HRC ngày 6/12/2023 ở mức 558 USD/Tấn, CFR Việt Nam, tăng 26USD/tấn so với giá giao dịch đầu tháng 11/2023.

Tình hình sản xuất – bán hàng các sản phẩm thép:

Sản xuất thép thành phẩm đạt 2,452 triệu tấn, tăng 2,8% so với tháng 10/2023 và tăng 34,3% so với cùng kỳ 2022;

Bán hàng thép các loại đạt 2,528 triệu tấn, tăng 13,1% so với tháng trước và tăng 30,1% so vớicùng kỳ 2022;

Tính chung 11 tháng đầu năm 2023:

Sản xuất thép thành phẩm đạt 25,014 triệu tấn, giảm 7,8% so với cùng kỳ năm 2022.

Bán hàng thép thành phẩm đạt 23,699 triệu tấn, giảm 5,6% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt 7,436 triệu tấn, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tình hình xuất nhập khẩu các sản phẩm thép:

Tháng 10/2023, Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 1,279 triệu tấn thép giảm 8,94% so với tháng 9/2023 và tăng 53,96% so với cùng kỳ năm trước về lượng nhập khẩu. Giá trị nhập khẩu đạt hơn 957 triệu USD giảm 3,94% so với tháng trước và tăng 30,96% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam khoảng 10,61 triệu tấn với trị giá hơn 8,491 tỷ USD, tăng 8,61% về lượng nhưng giảm 17,56% về giá trị so với cùng kỳ 2022.

Các quốc gia cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm: Trung Quốc (59,99%), Nhật Bản (15,3%), Hàn Quốc (8,61%), Đài Loan (5,72%) và ASEAN (5,58%).

Tháng 10/2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 908 ngàn tấn thép tăng 5,06% so với tháng 9/2023 và tăng 71,47% so với cùng kỳ năm trước về lượng xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu đạt hơn 656 triệu USD tăng 7,46% so với tháng trước và tăng 51,82% so với cùng kỳ năm 2022.

Tính chung 10 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 9,137 triệu tấn thép tăng 30,74% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 6,95 tỷ USD ngang mức cùng kỳ năm 2022.

Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2023 là: khu vực ASEAN (31,46%), Khu vực EU (24,12%), Hoa Kỳ (9,13%), Ấn Độ (8,03%) và Đài Loan (3,44%).

(Theo Bản tin Hiệp hội Thép tháng 12/2024)

Đánh giá chung về tình hình thị trường thép 11 tháng đầu năm 2023 cho thấy tình hình cuối năm cũng được cải thiện về số lượng và giá trị thép xuất khẩu. Tuy nhiên trong 11 tháng năm 2023 ngành thép Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khó khăn. Ngành thép Việt Nam rất cần các chính sách, biện pháp hỗ trợ của nhà nước và chính phủ.

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

Tình hình kinh tế - xã hội 11 tháng năm 2024

Minh Hoàng • 06/12/2024 - 15:36

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng đầu năm 2024 của Tổng cục Thống kê cho thấy một số tín hiệu tích cực như: tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm trước; thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 31,4 tỷ USD; khách quốc tế đến Việt Nam đạt 15,8 triệu lượt người, tăng 41%...

(MPI) - Trong tháng 9/2021, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ đạt 3.899 doanh nghiệp, giảm 62,2% so với cùng kỳ năm 2020; số vốn đăng ký chỉ đạt 62,4 nghìn tỷ đồng, giảm 69,3%. Tính chung 9 tháng năm 2021, tổng số doanh nghiệp thành lập mới đạt 85,5 nghìn doanh nghiệp, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm trước; quy mô vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1%; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 90,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 15,3%.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy doanh nghiệp lạc quan về tình hình sản xuất kinh doanh trong quý IV/2021 với 73,7% doanh nghiệp đánh giá sẽ ổn định và tốt hơn.

Trong tháng 9/2021, cả nước có 3.899 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 62,4 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký là 49,9 nghìn lao động, giảm 32,3% về số doanh nghiệp, giảm 8,1% về vốn đăng ký và tăng 15% về số lao động so với tháng 08/2021; so với cùng kỳ năm 2020, giảm 62,2% về số doanh nghiệp, giảm 69,3% về số vốn đăng ký và giảm 39,9% về số lao động. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 16 tỷ đồng, tăng 35,7% so với tháng trước và giảm 18,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong tháng, cả nước còn có 3.317 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 14,2% so với tháng trước và giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Tính chung 9 tháng năm 2021, cả nước có 85,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 1.195,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 648,8 nghìn lao động, giảm 13,6% về số doanh nghiệp, giảm 16,3% về vốn đăng ký và giảm 16,6% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng đạt 14 tỷ đồng, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 1.677,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 32 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 9 tháng năm nay là 2.873 nghìn tỷ đồng, giảm 20,2% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, còn có 32,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 6,6% so với 9 tháng năm 2020, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên 117,8 nghìn doanh nghiệp, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân một tháng có 13,1 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Theo khu vực kinh tế, 9 tháng năm nay có 1.465 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 24,8% so với cùng kỳ năm trước; 23,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, giảm 22,2%; 60,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 9,5%.

Cũng trong tháng 9/2021, có 2.240 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 28,2% so với tháng trước và giảm 31,5% so với cùng kỳ năm 2020; có 2.509 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 0,1% và giảm 38,8%; có 606 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 25,4% và giảm 65,1%.

Tính chung 9 tháng năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32,4 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12,8 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%, trong đó có 11,4 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 5,7%; 146 doanh nghiệp có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 24%. Bình quân một tháng có 10 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý III/2021 cho thấy có 13,2% số doanh nghiệp đánh giá tốt hơn so với quý II/2021; 25,4% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh ổn định và 61,4% số doanh nghiệp đánh giá gặp khó khăn.

Dự kiến quý IV/2021, có 43,4% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên so với quý III/2021; 26,3% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 30,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định. Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lạc quan nhất với 79,4% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2021 tốt hơn và giữ ổn định so với quý III/2021; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước lần lượt là 71,8% và 68,8%.

Về khối lượng sản xuất, có 15% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất của doanh nghiệp quý III/2021 tăng so với quý II/2021; 27,6% số doanh nghiệp cho rằng ổn định và 57,4% số doanh nghiệp đánh giá khối lượng sản xuất giảm . Xu hướng quý IV/2021 so với quý III/2021, có 43,5% số doanh nghiệp dự báo khối lượng sản xuất tăng; 23,9% số doanh nghiệp dự báo giảm và 32,6% số doanh nghiệp dự báo ổn định.

Về đơn đặt hàng, có 12% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng quý III/2021 cao hơn quý II/2021; 31,8% số doanh nghiệp có số đơn đặt hàng ổn định và 55,4% số doanh nghiệp có đơn đặt hàng giảm. Xu hướng quý IV/2021 so với quý III/2021, có 39,2% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng tăng lên; 24,3% số doanh nghiệp dự kiến đơn hàng giảm và 36,5% số doanh nghiệp dự kiến có đơn hàng ổn định.

Về đơn đặt hàng xuất khẩu, quý III/2021 so với quý II/2021, có 11,7% số doanh nghiệp khẳng định số đơn hàng xuất khẩu mới cao hơn; 37,1% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới ổn định và 51,2% số doanh nghiệp có đơn hàng xuất khẩu mới giảm. Xu hướng quý IV/2021 so với quý III/2021, có 34,6% số doanh nghiệp dự kiến tăng đơn hàng xuất khẩu mới; 22,4% số doanh nghiệp dự kiến giảm và 43% số doanh nghiệp dự kiến ổn định./.

Tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024 ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực với mức tăng trưởng đáng kể so với cùng kỳ năm 2023.