Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện được xem xét chuyển trường như sau:
Tại khoản 2 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định về điều kiện được xem xét chuyển trường như sau:
Hiện nay không có quy định cụ thể về độ tuổi học đại học. Tuy nhiên có thể dựa vào độ tuổi học THPT để xác định độ tuổi của sinh viên năm 1,2,3,4 năm 2024 như sau:
Tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 có quy định về độ tuổi học THPT như sau:
Như vậy, thông thường học sinh học hết lớp 12 (17 tuổi được tính theo năm, trừ trường hợp học vượt lớp hoặc học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định) sẽ dự thi tốt nghiệp THPT nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định. Do đó sinh viên năm nhất thường sẽ là 18 tuổi (tính theo năm), năm 2 sẽ là 19 tuổi, năm 3 sẽ là 20 tuổi và năm 4 sẽ là 21 tuổi.
Do đó năm 2024, các sinh viên có độ tuổi như sau:
Lưu ý: Độ tuổi của sinh viên học đại học sẽ còn tùy thuộc vào trường hợp học vượt lớp hoặc kéo dài thời gian học do nhiều lý do khác nhau.
Sinh viên năm 1, 2, 3, 4 năm 2024 bao nhiêu tuổi, sinh năm bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tại khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT có quy định sinh viên chuyển ngành khác phải đáp ứng điều kiện như sau:
- Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa;
Không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.
Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.
- Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;
- Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.
Bộ Tài chính đã lập kế hoạch giám sát tài chính năm 2023 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Tài chính làm đại diện chủ sở hữu, trong đó có Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott
Cụ thể, các đối tượng giám sát gồm: Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC); Công ty TNHH Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott); Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX); Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSDC); Tập đoàn Bảo Việt (BVH).
Phương thức giám sát là giám sát trực tiếp (kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp) và giám sát gián tiếp (theo dõi và kiểm tra tình hình của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, thống kê và báo cáo khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan đại diện chủ sở hữu).
Trong đó, nội dung giám sát đối với Vietlott được thực hiện theo phương thức giám sát gián tiếp, gồm các nội dung:
Thứ nhất, giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ hai, giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Trong đó, có hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư; hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp; tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động, phát hành trái phiếu; tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.
Thứ ba, giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, giám sát việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Thứ tư, giám sát việc chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thứ năm, giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tư tại công ty con, công ty liên kết.
Thứ sáu, giám sát việc thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ Luật lao động.
Báo cáo tài chính năm 2022 của Vietlott cho thấy, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh đạt 4.958 tỷ đồng so với con số 4.063 tỷ đồng của năm 2021. Với doanh thu chưa có thuế xổ số tự chọn số điện toán đã mở thưởng là 4.958 tỷ đồng, tương đương mỗi ngày Vietlott thu về 13,5 tỷ đồng từ bán vé.
Giá vốn hàng bán tăng theo dẫn đến lợi nhuận gộp còn 283 tỷ đồng tăng 73 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh, chi phí tài chính cũng ghi nhận 42 tỷ đồng trong khi năm ngoái không có khoản nào, dẫn tới Vietlott báo lãi thuần 251 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản thuế phí, lãi sau thuế của Vietlott là 208 tỷ đồng tăng mạnh hơn 30% so với kết quả của năm 2021.
Năm 2022, Vietlott chi 3.430 tỷ đồng trả thưởng, tăng mạnh so với năm 2021 và chi hơn 500 tỷ đồng trả hoa hồng đại lý xổ số tự chọn số điện toán.
Tổng cộng tài sản của Vietlott tính đến cuối năm 2022 là 1.166 tỷ đồng, giảm hơn 200 tỷ đồng so với con số đầu năm. Vốn chủ sở hữu giảm từ 544 tỷ đồng về còn 521 tỷ đồng.
Mặc dù sở hữu lượng vốn lớn, song Vietlott không đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết nào. Doanh nghiệp nhà nước này hiện đang có 700 tỷ đồng tiền mặt gửi tại các Ngân hàng để lấy lãi.
Ở bảng lưu chuyển tiền tệ cho thấy, Vietlott đang âm dòng tiền kinh doanh 5,6 tỷ đồng trong khi năm ngoái con số này dương 360 tỷ đồng. Chủ yếu do thay đổi các khoản phải thu, các khoản phải trả. Dòng tiền kinh doanh được xem là mạch máu của doanh nghiệp, mặc dù ghi nhận lãi tăng mạnh nhưng Vietlott lại đang cạn kiền dòng tiền.
Về lương thưởng cho lãnh đạo, năm 2022, Vietlott chi 3,7 tỷ đồng tiền lương thưởng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp. Hiện, Ban lãnh đạo doanh nghiệp gồm 6 người: ông Lê Văn Hoan - Chủ tịch Công ty; ông Nguyễn Thanh Đạm - Tổng giám đốc; ông Phạm Quang Huy, ông Võ Quang Vinh, ông Phạm Ngọc Tú và ông Đào Đình Thi đều là Phó Tổng giám đốc. Ngoài ra, còn có một Kế toán trưởng.
Như vậy, với 7 lãnh đạo như trên, trung bình mỗi sếp Vietlott thu về 528 triệu đồng trong năm 2022 tương đương trung bình mỗi lãnh đạo nhận về 44 triệu đồng một tháng. Con số này tương đương với mức nhận được của năm 2021 là 45 triệu đồng/lãnh đạo/tháng.