Luật Lao Động Về Thời Gian Làm Thêm Giờ

Luật Lao Động Về Thời Gian Làm Thêm Giờ

Bộ luật Lao động 2019 - quy định rõ về thời gian nghỉ trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu suất và giúp người lao động có thời gian phục hồi trong suốt ca làm...

Bộ luật Lao động 2019 - quy định rõ về thời gian nghỉ trong giờ làm việc nhằm đảm bảo sức khỏe, tăng cường hiệu suất và giúp người lao động có thời gian phục hồi trong suốt ca làm...

Làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt

Tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt như sau:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và người lao động không được từ chối trong trường hợp sau đây:

- Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm và thảm họa, trừ trường hợp có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: [email protected]

Những người thường xuyên di chuyển trong quá trình làm việc ở châu Âu vừa đón nhận một tin tốt lành. Theo phán quyết vào tuần rồi của Tòa án Công lý châu Âu (ECJ), quãng thời gian họ di chuyển đến những địa điểm khác nhau để hoàn thành công việc được coi là “giờ làm”.

Tuy nhiên, điều này chỉ áp dụng cho thời gian người lao động rời nhà đến gặp khách hàng đầu tiên và thời gian họ rời cuộc hẹn với khách hàng cuối cùng để về nhà.

Nghe có vẻ rắc rối nên đài CNN đã đưa ra một ví dụ dễ hiểu: Nếu một thợ sửa ống nước mất 2 giờ mới đến được nơi làm phần việc đầu tiên trong ngày thì 2 giờ này được tính vào ngày làm việc của ông. Tương tự là khoảng thời gian người này di chuyển về nhà từ nơi gặp khách hàng cuối cùng.

ECJ lý giải việc không công nhận các khoảng thời gian di chuyển như trên sẽ đi ngược lại mục tiêu “bảo vệ an toàn và sức khỏe người lao động” mà luật pháp Liên minh châu Âu (EU) theo đuổi. Quy định hiện hành của EU không cho phép người lao động bị ép làm quá 48 giờ/tuần.

Phán quyết nêu trên được áp dụng cho những nhân viên không làm việc cố định  như: thợ điện, nhân viên kinh doanh, chăm sóc khách hàng… có thể ảnh hưởng đến hàng triệu người làm việc cho nhà nước và trong lĩnh vực tư nhân tại tất cả 28 nước EU. Tuy nhiên, những người làm công việc văn phòng thường xuyên di chuyển cùng một quãng đường đến nơi làm việc không thuộc phạm vi tác động của phán quyết.

Tại châu Âu, quãng thời gian người lao động di chuyển đến những địa điểm khác nhau

để hoàn thành công việc được xem là giờ làm Ảnh: The Independent

ECJ đưa ra phán quyết này sau khi xem xét vụ tranh cãi giữa ban giám đốc và nhân viên Công ty Thiết bị an ninh Tyco (Tây Ban Nha). Kể từ khi Tyco đóng cửa các văn phòng địa phương vào năm 2011, những nhân viên phụ trách lắp đặt và kiểm tra thiết bị phải đi từ nhà đến nơi hẹn gặp khách hàng. Theo tài liệu tòa án, có khi nhân viên mất đến 3 giờ di chuyển trong lúc công ty chỉ tính giờ làm sau khi họ đến nơi hẹn.

Bà Sarah Henchoz, chuyên gia về luật lao động tại Hãng luật Allen & Overy (Anh), nhận định phán quyết này sẽ tác động mạnh đến những doanh nghiệp có lực lượng lao động di động. Cụ thể, các công ty này có thể phải sắp lịch làm việc sao cho địa điểm diễn ra cuộc hẹn đầu tiên và cuối cùng của nhân viên ở gần nhà họ.

Dù vậy, theo bà Henchoz, một số công ty nhiều khả năng lách luật bằng cách tìm nơi đặt văn phòng cố định. Nhân viên sẽ phải đến đó chấm công đầu giờ trước khi tiếp tục lên đường làm việc, còn doanh nghiệp sẽ giảm bớt khoản tiền trả cho thời gian đi lại này.

Một trong những nhóm lao động dự kiến được hưởng lợi là nhân viên chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội tại nhà riêng. Unison, một nghiệp đoàn đại diện 30.000 nhân viên chăm sóc sức khỏe tại gia ở Anh, hoan nghênh phán quyết nhưng cho rằng không dễ để bắt giới chủ thực thi nghiêm túc.

Trong khi đó, các luật sư đại diện cho chính phủ Anh lo ngại nhiều nhân viên trục lợi bằng cách sử dụng thời gian đi lại để làm việc riêng. Tuy nhiên, ECJ cho rằng trách nhiệm ngăn chặn điều này thuộc về doanh nghiệp.

Cách đây gần 1 năm, Tòa án Tối cao Mỹ cũng có quyết định gây chú ý liên quan đến chuyện tiền lương của người lao động. Theo đó, những người làm việc tại nhà kho của Tập đoàn Thương mại điện tử Amazon không được trả lương cho thời gian xếp hàng chờ nhân viên an ninh kiểm tra để bảo đảm họ không đánh cắp thứ gì. Điều này có nghĩa là người lao động buộc phải mất thêm nửa giờ ở nơi làm việc mà không được trả thêm tiền.

Thời giờ làm việc bình thường theo Bộ luật Lao động

Tại Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc bình thường như sau:

- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Tại Điều 106 Bộ luật Lao động 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm như sau:

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Quy định về làm thêm giờ theo Bộ luật Lao động

Tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:

- Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:

+ Phải được sự đồng ý của người lao động;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày;

Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;

Không quá 40 giờ trong 01 tháng;

+ Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.

- Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm không quá 300 giờ trong 01 năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp sau đây:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời;

+ Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất;

+ Trường hợp khác do Chính phủ quy định.

- Khi tổ chức làm thêm giờ theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.