Những lễ hội Tết được tổ chức ở khắp mọi vùng miền của đất nước là một nét đặc trưng văn hóa thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Lễ hội là dịp để mọi người cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Tìm đề tài vẽ tranh lễ hội ngày Tết, chúng ta cần xác định đó là lễ hội gì, các hoạt động chính trong lễ hội như: hội tịch điền, hội trọi trâu, đấu vật, đua thuyền,... Dưới đây là một số mẫu tranh vẽ đề tài lễ hội ngày Tết đơn giản, đẹp dễ vẽ giúp các bạn tham khảo cho bức tranh của mình:
Những lễ hội Tết được tổ chức ở khắp mọi vùng miền của đất nước là một nét đặc trưng văn hóa thu hút đông đảo sự tham gia của người dân địa phương và du khách. Lễ hội là dịp để mọi người cầu mong bình an, hạnh phúc cho bản thân và gia đình. Tìm đề tài vẽ tranh lễ hội ngày Tết, chúng ta cần xác định đó là lễ hội gì, các hoạt động chính trong lễ hội như: hội tịch điền, hội trọi trâu, đấu vật, đua thuyền,... Dưới đây là một số mẫu tranh vẽ đề tài lễ hội ngày Tết đơn giản, đẹp dễ vẽ giúp các bạn tham khảo cho bức tranh của mình:
Hội họa cổ điển và hội họa hàn lâm
Từ "classic" có gốc từ tiếng Latin "classicus", có nghĩa là thuộc tầng lớp, hạng cao nhất trong văn hóa Hy Lạp - La Mã cổ đại. Vì thế "classic" hàm ý những gì có phẩm chất đã trải qua thử thách của thời gian để được xếp vào thượng hạng (the best of the best). Người Tàu diễn tả từ "classic" bằng hai chữ Hán 古典, tức "cổ điển" theo phiên âm Hán-Việt. Lúc đầu từ "cổ điển" (sách cổ của Ngũ Đế) trong tiếng Tàu cũng có nghĩa tương tự như "classic" ở châu Âu, khi coi Ngũ Kinh 五經, năm pho sách trọng yếu của Nho giáo, gồm kinh Dịch 易, kinh Thư 書, kinh Thi 詩, kinh Lễ 禮 và kinh Xuân Thu 春秋 là mẫu mực. Dần dần từ "cổ điển" chỉ còn hàm ý "theo phong cách truyền thống thời quá khứ", trong đó không phải cái gì cũng hay. Kết quả là từ "cổ điển" không còn mang nghĩa "thượng hạng" của từ "classic" nữa.
Tương tự như vậy, từ “academy” vốn có xuất xứ từ địa danh Academia bên ngoài tường thành Athens, nơi Plato thuyết giảng và thiết lập trường phái triết học đầu tiên tại châu Âu vào t.k. 4 tr. CN. Tuy nhiên, về sau từ academy được dùng để chỉ những cơ sở do nhà nước, hoàng gia, hoặc tư nhân lập ra nhằm mục đích phát triển và quảng bá một số ngành khoa học và nghệ thuật. Từ “hàn lâm” là phiên âm Hán-Việt của hai chữ Hán 翰林, trong đó “Hàn” là tên giống gà thần, còn được gọi là thiên kê hay cẩm kê, có bộ lông ngũ sắc, do người Thục cống cho Chu Thành Vương, thiên tử nhà Chu vào t.k. XI tr. CN. Sau này “hàn” mang nghĩa là lông chim dài và cứng, được dùng làm bút viết. “Hàn lâm” vì thế có nghĩa là “rừng bút”, hàm ý văn đàn. “Hàn lâm viện” (翰林院) là viện học thuật, nơi tụ hội của các học giả. Từ academy theo nghĩa tương đương với hàn lâm viện được dùng để chỉ các viện hàn lâm khoa học và/hoặc nghệ thuật do quốc gia hoặc tư nhân tài trợ, thường đi kèm chức danh viện sĩ hàn lâm. Còn theo nghĩa một tổ chức đào tạo học thuật, academy có nghĩa là một học viện (学院).
Không ít người Việt hiểu từ "hội họa cổ điển" (classical painting) và "các bậc thầy cổ điển" (classical masters) chỉ đơn thuần như hội họa và các bậc thầy theo truyền thống cũ, mà quên mất nghĩa gốc rằng đó là thượng hạng, hơn nữa còn nhầm lẫn giữa hội họa cổ điển và hội họa hàn lâm.
Bài viết này giúp phân biệt hai khái niệm đó:
Nghệ thuật cổ điển là nghệ thuật của thời Hy Lạp và La Mã cổ đại (1000 - 450 tr. CN). Song “trường phái cổ điển” (classicism) là thuật ngữ dành cho xu hướng hồi sinh nghệ thuật Hy Lạp cổ đại bằng tư tưởng nhân văn và khoa học do các họa sĩ, điêu khắc gia và kiến trúc sư thời Phục Hưng khởi xướng và phát triển, kéo dài từ t.k. XV tới t.k. XVII. Trong thời kỳ đó, trường mỹ thuật và viện bảo tàng chưa tồn tại. Học hội họa được coi như học nghề, tương tự các nghề thủ công khác. Người học phải làm môn đệ trong xưởng của một họa sĩ sư phụ (master), vẽ theo một phong cách xác định. Các môn đệ thường được nhận vào xưởng vẽ từ khi còn rất trẻ, và phải bắt đầu bằng các việc như chạy vặt, căng canvas, bồi nền, đun dầu, nghiền màu, làm bút lông, v.v. Sau khi nhận thức khá lên một tí, họ được giao vẽ các chi tiết trong tranh như chim, thú, hoa lá, cây cối, vải vóc, v.v. Họ không cắp sách nghe giảng, mà các bí quyết nhà nghề được truyền cho họ hoặc trực tiếp từ sư phụ hoặc từ các môn đệ lớn tuổi hơn. Họ phải tuyệt đối giữ kín các bí quyết đó, không được để lộ cho môn đệ các xưởng vẽ khác biết.
Philip Galle (1537- 1612), Xưởng họa, kh. 1595, khắc kim loại. Sư phụ đứng giữa đang vẽ một bức tranh lớn mô tả Thánh George đánh rồng, trong khi, ở phía trái, một phụ tá lâu năm đang vẽ chân dung đặt hàng, còn các môn đệ khác đang làm những việc như nghiền màu (góc trên bên phải), ký họa (góc dưới bên phải), chép tượng thạch cao (góc dưới bên trái), chuẩn bị palette cho sư phụ (giữa).
Kỹ thuật sơn dầu cổ điển dựa trên phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp với bảng màu hạn chế và dung dịch pha màu gồm dầu khô, nhựa cây và dung môi. Quy trình vẽ một bức tranh sơn dầu được chia làm 3 giai đoạn chính là vẽ lót đơn sắc, lên màu và láng, đã được N.Đ.Đ. trình bày kỹ trong series "Kỹ thuật vẽ sơn dầu".
Hội họa cổ điển đã để lại cho nhân loại hàng loạt kiệt tác mọi thời đại của các danh họa như: Giotto, Jan Van Eyck, Rogier van der Weyden, Robert Campin, Piero della Francesca, Andrea Mantegna, Sandro Botticelli, Leonardo de Vinci, Raphael, Giorgione, Titian, Paolo Veronese, Caravaggio, Peter Paul Rubens, Francisco Zurbarán, Diego Velázquez, Rembrandt van Rijn, Johannes Vermeer, v.v.
Jan van Eyck, Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng với giáo sĩ van der Paele, 1434, sơn dầu trên ván gỗ, 122 x 157 cm
Roger van der Weyden, Chân dung một quý bà, kh. 1460, sơn dầu trên ván gỗ, 34 x 22 cm
Leonardo da Vinci, Người đàn bà với con chồn, kh. 1490, sơn dầu và tempera trên ván gỗ, 54.8 x 40.3 cm
Giorgione, Vệ Nữ ngủ, 1508 - 1510, sơn dầu trên canvas, 108.5 x 175 cm
Diego Velázquez, Vệ Nữ Rokeby, 1647 - 1651, sơn dầu trên canvas, 122.5 x 177 cm
Rembrandt van Rijn, Jeremiah than khóc Jerusalem bị tàn phá, 1630, sơn dầu trên ván gỗ, 58 x 46 cm
Johannes Vermeer, Buổi học nhạc, kh. 1662 - 1665, sơn dầu trên canvas, 74.6 x 64.1 cm
Trường mỹ thuật hay họa viện như ta biết ngày nay chỉ xuất hiện sau khi viện Hàn lâm (Học viện) Hội họa và Điêu khắc Hoàng gia (Académie Royale de Peinture et de Sculpture), tiền thân của họa viện Paris (Académie des Beaux-Arts), được thành lập vào năm 1648 tại Paris. Đây là họa viện cổ thứ tư trên thế giới, sau Học viện Hình họa (Accademia del Disegno) thành lập năm 1563 ở Florence, Học viện của những người mới nhập môn (Accademia degli Incamminati, 1582) ở Bologna, nơi lần đầu tiên học viên được phép vẽ mẫu khỏa thân từ người thực, từ đó sinh ra từ “academy” là vẽ mẫu khỏa thân, và Hàn lâm viện (Học viện) San Luca (Accademia di San Luca, 1593) ở Rome. Tuy nhiên, ba học viện t.k. XVI vẫn họat động chủ yếu theo phong cách truyền nghề tại xưởng họa như đã nói ở trên.
Nghệ thuật hàn lâm (academic art) hay trường phái hàn lâm (academism) là thuật ngữ có xuất xứ từ phong cách chịu ảnh hưởng các tiêu chuẩn của họa viện Paris được thiết lập từ trào lưu Tân Cổ điển (Neo-Classicism) trong t.k. XVIII mà hai danh họa tiên phong là Jacques-Louis David (1748 - 1825) và Jean-Auguste-Dominique Ingres (1780 - 1867). Trào lưu hàn lâm đề cao tranh lịch sử, tập trung vào biểu tượng, coi trọng ý tưởng, xây dựng nhận thức tinh thần về cái đẹp, đặt ra các chuẩn mực của sự hoàn hảo v.v. Nghệ thuật hàn lâm xếp tranh lịch sử với các đề tài tôn giáo, cổ điển, huyền thọai, văn học ở hạng cao nhất, sau đó tới tranh sinh họat, rồi tranh chân dung, tranh phong cảnh, và hạng bét là tranh tĩnh vật.
Jacques-Louis David, Những phụ nữ Sabine, 1799, sơn dầu trên canvas, 385 x 582 cm
Jean-Auguste-Dominique Ingres, Odalisque lớn, 1814, sơn dằu trên canvas, 88.9 x 162.56 cm
Cho tới cuối t.k. XIX họa viện Paris có một chương trình dạy rất khắt khe. Để trở thành học sinh chính thức của trường Mỹ Thuật Paris, thí sinh phải vượt qua hai vòng thi về hình họa giải phẫu xương người, luật viễn cận, lịch sử đại cương, hình họa nghiên cứu mẫu người thực, hình họa nghiên cứu tượng cổ đại, vẽ trích đoạn tượng cổ đại, và một bài vẽ kiến trúc cơ bản. Vẽ hình họa mẫu khỏa thân là cốt lõi của việc học vẽ và điêu khắc tại họa viện Paris. Học sinh phải vẽ tượng cổ đại thành thạo trước khi chuyển sang vẽ mẫu khỏa thân và phải có kỹ năng vẽ toàn bộ hình người theo trí nhớ. Vẽ mẫu thực chỉ để khẳng định lại phong cách cổ điển đã được nắm vững nhờ vẽ tượng. Trước khi được phép vẽ sơn dầu, học sinh được luyện để vẽ hình họa sao cho thật hoàn thiện. Chương trình rèn luyện này gồm 3 giai đoạn: vẽ từ các bản in, vẽ tượng, rồi vẽ mẫu người khỏa thân. Học sinh chỉ được chuyển lên giai đoạn trên khi có sự chuẩn y của thày.
Kỹ thuật vẽ sơn dầu tại họa viện Paris t.k. XVIII - XIX, được rút từ kỹ thuật sơn dầu nhiều lớp của hội họa cổ điển, cũng gồm 3 bước: 1 - La sauce: Vẽ đơn sắc bằng màu nâu đỏ loãng để xác định sáng tối, khối, độ sâu v.v.; 2 - L’ébauche: Vẽ lót bằng màu đục (opaque) để lên màu cục bộ; 3 - Lên màu cục bộ lần thứ hai để hoàn thiện; láng các lớp màu trong lên các lớp màu đục hoặc trong đã khô bên dưới, tỉa chi tiết, xóa các vệt bút, nhấn các điểm sáng bằng impasto.
Điểm khác nhau căn bản giữa kỹ thuật cổ điển và kỹ thuật hàn lâm đó là kỹ thuật cổ điển dựa trên hòa sắc quang học tạo bởi các lớp màu đục, bán trong, và trong chồng lên lớp vẽ lót đơn sắc kỹ, đã khô. Còn lớp vẽ đơn sắc trong kỹ thuật hàn lâm thường chỉ là lớp vẽ màu chết. Sau đó là phần vẽ lót đa sắc. Trong đại đa số trường hợp, hòa sắc trong kỹ thuật hàn lâm được tạo bởi trộn màu trên palette hoặc hòa các lớp màu còn ướt trên canvas, tức kỹ thuật vẽ trực tiếp, ướt trên ướt (wet-on-wet) hay alla prima.
Kỹ thuật cổ điển: Vẽ lót đơn sắc của Jan van Eyck (1439)
Kỹ thuật cổ điển: Vẽ lót đơn sắc của Rembrandt van Rijn (1632)
Kỹ thuật hàn lâm: Alla prima của Jacques-Louis David (1798)
Kỹ thuật hàn lâm: Vẽ lót đa sắc của Jean-Léon Gérôme (1857)
Kỹ thuật hàn lâm: Bức tranh chưa hoành thành này (1901 - 1903) của William-Adolphe Bouguereau cho thấy lớp vẽ lót đa sắc và phần mặt đã được vẽ kỹ.
Một trong những tiêu chuẩn chất lượng của hội họa hàn lâm là mặt tranh phải nhẵn, không được thấy vệt bút. Họa viện Paris dùng tiêu chuẩn này để phân biệt hội họa chuyên nghiệp và hội họa nghiệp dư. Đặc thù thứ hai của hội họa hàn lâm là mang đậm chất điêu khắc Hy Lạp và La Mã.
Họa viện Paris thống trị toàn bộ họat động nghệ thuật Pháp từ t.k. XVII tới cuối t.k. XIX. Từ ý đồ hợp nhất đường nét của trào lưu Tân Cổ điển với màu sắc của trào lưu Lãng mạn, phong cách hàn lâm dần dần trở nên giáo điều, chiết trung, khoa trương, khiến bị gán cho cái tên l’Art Pompier, vừa ám chỉ nghệ thuật khoa trương (pompeux), vừa mang nghĩa ồn ào như lính cứu hỏa (pompier). Nghĩa sau này có xuất xứ từ những bức tranh của Jacques-Louis David vẽ các chiến sĩ Hy Lạp khỏa thân đội mũ trụ kim loại sáng loáng như mũ lính cứu hỏa. Trong số các họa sĩ khoa trương có các họa sĩ chính thống, viện sĩ hàn lâm, được vua chúa, nhà thờ, giới thượng lưu liên tục đặt hàng, như Alexandre Cabanel, Jean-Léon Gérôme (thày của họa sĩ Lê Văn Miến, người Việt Nam đầu tiên học sơn dầu tại xưởng trường Mỹ thuật Paris), William-Adolphe Bouguereau, v.v.
Alexandre Cabanel, Sự ra đời cùa thần Vệ Nữ, 1863, sơn dầu trên cannvas, 130 x 225 cm
Jean-Léon Gérôme, Phryne trước hội đồng trưởng lão Areopagus, 1861, sơn dầu trên canvas, 80 x 128 cm
William-Adolphe Bouguereau, Sự hối hận của Orestes, 1862, sơn dầu trên canvas, 227 x 278 cm
Cuối t.k. XIX, các họa sĩ Ấn tượng Pháp đã nổi lên chống lại hội họa hàn lâm, gọi đó là thứ "hội họa nhẵn như liếm" (peinture léchée). Họ chủ trương làm ngược lại: bỏ studio ra vẽ ngoài trời, bỏ các màu đen và màu đất, vẽ dày (impasto), cố tình tạo ra vệt bút, bỏ hẳn phương pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp, bỏ nhựa cây khỏi dung dịch pha màu (chỉ dùng dầu lanh pha dầu thông), không phủ varnish bảo vệ, áp dụng và cường điệu hóa những thủ thuật hội họa trước kia chỉ được dùng làm nháp, etude, phác thảo, coi các bức vẽ theo lối này như tác phẩm, v.v. Ở dạng quá khích nhất, những người làm cuộc cách mạng nghệ thuật này chủ trương bãi bỏ tất cả mọi chỉ dấu cụ thể về nghệ thuật, và đặt tên "nghệ thuật" cho tất cả những ai và những gì chống lại họa viện, chống lại truyền thống hội họa hàn lâm. Trào lưu Ấn tượng đã mở màn cho sự ra đời của hàng loạt trào lưu sau nó, tạo nên cái gọi là chủ nghĩa Hiện đại (Modernism) của t.k. XX.
Có thể coi hội họa cổ điển đã thất truyền kể từ sau khi Jordaens – môn đệ cuối cùng của Rubens – qua đời vào năm 1678. Từ đó cho đến t.k. XVIII, dấu vết duy nhất còn sót lại từ dung dịch thần diệu của các bậc thầy cổ điển là dầu đen, nhưng không ai biết phải dùng nó thế nào. Thiếu phương pháp, các họa sĩ lao vào mày mò tìm kiếm các bí quyết khác nhau. Từ trước tới khi đó chưa bao giờ người ta lại viết về kỹ thuật hội họa nhiều như vậy. Nhưng cũng chưa bao giờ hội họa sơn dầu lại xuống cấp tệ hại như vậy, một sự sa sút xảy ra không phải do bản chất của chất liệu mà do thiếu hiểu biết, vi phạm quy trình kỹ thuật, kết hợp với việc sử dụng vô tội vạ các loại màu và dầu vẽ rẻ tiền, kém phẩm chất do các nhà sản xuất họa phẩm cung cấp. Bên cạnh đó, quyền lực và sự giáo điều của họa viện đã khiến nhiều họa sĩ bức bối khi việc học tại họa viện Paris chỉ xoay quanh mục đích đoạt Prix de Rome, tức phụ thuộc hoàn toàn vào viện Hàn lâm Mỹ thuật. Phần lớn các giáo sư của họa viện Paris là viện sĩ hàn lâm mỹ thuật (Académie des Beaux-Arts). Henri Matisse, người bắt đầu cầm bút vẽ năm 20 tuổi (1889) và từng thi trượt vào họa viện Paris, nói: “Không có cái gọi là dạy hội họa tại trường Mỹ thuật Paris. Ở đó người ta dạy cách không làm hội họa. Đó là cái máy sản xuất ra những học giả đoạt Prix de Rome.”
Cuộc cách mạng do các họa sĩ Ấn tượng Pháp khởi xướng thực chất đã thay thế quyền lực của hội họa hàn lâm bằng một thứ quyền lực khác: đó là quyền lực của đám đông. Chuẩn mực hàn lâm được thay thế bằng một loại chuẩn mực mới: đó là vô chuẩn mực. Những đòi hỏi khắt khe về rèn luyện kỹ năng, kiến thức, văn hóa, kinh nghiệm để trở thành họa sĩ được thay thế bằng việc “hóa giải kỹ năng”. Ngày nay có thể trở thành họa sĩ mà không cần biết vẽ.
Cuộc cách mạng Ấn tượng và chủ nghĩa Hiện đại, trừ một số họa sĩ cắt tai và/hoặc tự sát, dù sao cũng không gây ra máu chảy đầu rơi như cuộc Cách mạng vô sản tháng Mười Nga và chủ nghĩa cộng sản (CNCS) tại Liên Xô cũng như tại những nước theo đuôi nó. Có lẽ đó là lý do vì sao CNCS đã sụp đổ sau 70 năm, trong khi chủ nghĩa Hiện đại và Hậu hiện đại vẫn còn lũng đoạn thế giới nghệ thuật tới tận ngày hôm nay. Nhưng, như Oscar Wilde từng nói; “Chẳng cần phải tách biệt vua chúa khỏi đám đông; mọi thứ quyền lực đều xấu như nhau.”
Nhận xét về 2 người vẽ ngựa bậc thầy là Lê Trí Dũng (Hà Nội) và Trần Huy Đức (Hải Phòng), TS Nguyễn Phượng cho rằng: "Lê Trí Dũng thường chọn 3 màu: đỏ, đen, trắng, còn Trần Huy Đức thì chọn 2: trắng và đen. Về đường nét thì cả hai đều phóng túng, khoáng đạt, mạnh mẽ thể hiện những khao khát mãnh liệt về tự do và một không gian vô giới hạn cho sự ngang tàng và ngạo nghễ. Xem tranh ngựa của Trần Huy Đức, người ta thấy biển rộng; còn xem tranh ngựa của Lê Trí Dũng người ta thấy trời xa... Xem tranh của 2 nghệ sĩ, đâu đó trong tâm khảm ta trào lên cảm giác biết ơn vì 2 ông dù không cố ý nhưng đã thắp lên trong người ta một ngọn lửa mà người ta để tắt ngấm trong lòng từ lâu”.
"Xem tranh ngựa của Trần Huy Đức người ta thấy biển rộng", TS Nguyễn Phượng nhận xét
Còn nhà văn Trần Nhã Thụy, sau khi bán đấu giá thành công bức tranh sơn dầu Hồn quê của NSND Trà Giang thu về được 151 triệu đồng đã gởi tặng người dân vùng bão lũ phía Bắc thông qua Báo Thanh Niên, anh có vẻ khá "mát tay" ở lĩnh vực mới nên có rất nhiều họa sĩ có ý nhờ bán đấu giá tranh giúp họ. "Bối cảnh bão lũ miền Bắc đẩy cảm xúc lên cao, các họa sĩ cũng muốn góp một chút công sức, cũng là tấm lòng của mình nên tôi thấy việc cần làm là ra tay thôi", nhà văn Trần Nhã Thụy tâm sự.
Bức tranh Ngựa của họa sĩ lão thành Trần Huy Đức (Hải Phòng) được ông thông qua nhà thơ Ngọc Dung (Đắk Nông), gửi cho những người bạn phương nam bán đấu giá với mục đích thiện nguyện. Bức tranh rất đẹp vừa được chuyển thẳng tới Hán Nôm Đường của anh Bùi Tiến Phúc và Hán Nôm Đường đã thực hiện bồi biểu thủ công, chất lượng bảo tàng, và bảo hành 50 năm, cũng có thể xem là “bảo hành trọn đời”.
Điều độc đáo nữa của bức tranh ngựa của Trần Huy Đức (ký tên chữ quốc ngữ: Huy Đức, triện chữ Hán 陳輝德 Trần Huy Đức) là có chất liệu mực Tàu trên giấy dó Việt (có khổ 73,5 x 105cm), tạm đặt tên là Vó mây – vó ngựa tung như bay trên mây. Cũng là hàm ý vượt thoát lên cái “đoạn trường” trong câu Kiều: “Đoạn trường thay! Lúc phân kỳ/Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh”.
Bức tranh ngựa mang ra đấu giá của Trần Huy Đức
Bức tranh vừa được chuyển thẳng tới Hán Nôm Đường
Giá đấu khởi điểm là 10 triệu đồng (bước giá 1 triệu đồng) được chính thức đấu từ 9 giờ ngày hôm nay (30.9) đến 12 giờ ngày 4.10. Mọi người có thể tham gia đấu giá bằng cách: nhắn tin hoặc gọi điện thoại qua số của nhà văn Trần Nhã Thụy: 098 959 9173.
Toàn bộ số tiền bán đấu giá Vó mây của họa sĩ vẽ ngựa bậc thầy Trần Huy Đức sẽ dùng cho việc thiện nguyện và cam kết công khai minh bạch việc làm này thông qua "sao kê" đầy đủ.