Bạn đang là sinh viên sắp ra trường? Bạn thắc mắc liệu điểm GPA có thực sự quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng? Làm sao để gây ấn tượng với các HR khi điểm GPA của bạn không cao? Đừng lo lắng, hãy để JobsGO giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này ở bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang là sinh viên sắp ra trường? Bạn thắc mắc liệu điểm GPA có thực sự quan trọng trong mắt nhà tuyển dụng? Làm sao để gây ấn tượng với các HR khi điểm GPA của bạn không cao? Đừng lo lắng, hãy để JobsGO giúp bạn giải đáp tất cả những câu hỏi này ở bài viết dưới đây nhé!
Chắc chắn nhiều bạn vẫn còn chưa rõ phương thức quy đổi điểm GPA như thế nào. Bạn có thể tham khảo bảng quy đổi GPA dưới đây để tự tính được điểm GPA của mình.
Bảng quy đổi và xếp hạng thang điểm GPA ở Việt Nam:
Ví dụ: Nếu trường bạn đang học sử dụng thang điểm 10. Còn ngôi trường bạn mong muốn theo học lại áp dụng thang điểm 4. Nếu GPA của bạn là 8,5 thì trong hồ sơ du học sẽ chuyển đổi thành 4.0.
Như vậy, để đạt giỏi trong GPA thì bạn phải đạt từ 8,5 - 10 trên thang điểm mười hoặc đạt điểm chữ là A và điểm số là 4.0 theo thang điểm 4.
Tùy theo chính sách của mỗi bậc học, trường học ở Việt Nam đều có cách tính điểm GPA khác nhau. Nhưng kết quả bạn có được, cho dù là số, chữ cái hay tỷ lệ phần trăm, thì đều tương đương với một điểm chất lượng nhất định.
Điểm trung bình môn ở các trường tại Việt Nam bao gồm: điểm chuyên cần, điểm kiểm tra giữa kỳ và điểm kiểm tra cuối kỳ chia theo tỉ lệ là 1:3:6. Tỉ lệ này dao động phụ thuộc vào từng môn học.
Cách tính điểm GPA ở đại học có thể khác nhau, nhưng được tính theo công thức chung:
(∑Điểm trung bình môn * số tín chỉ) / Tổng số tín chỉ
(Điểm GPA ở đại học thường được làm tròn đến số thập phân thứ 4 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Bạn học 3 học phần: Lập trình (2 tín chỉ), thiết kế web (3 tín chỉ) và Mạng căn bản (3 tín chỉ). Bạn đạt điểm tổng kết những môn học này là:
Lập trình - C (tương ứng 2 theo thang điểm 4)
Thiết kế web - B (tương ứng 3 theo thang điểm 4)
Mạng căn bản - A (tương ứng 4 theo thang điểm 4)
Nhân số điểm tương ứng với số tín chỉ ở mỗi học phần, bạn có 2 x 2 = 4 điểm Lập trình, 3 x 3 = 9 điểm Thiết kế web và 4 x 3 = 12 điểm Mạng cơ bản. Cộng lại bạn có 25 điểm. Với cách tính điểm GPA đại học, ta chia số điểm này cho tổng số tín chỉ của những học phần bạn đã học (2 + 2 + 3 = 7), từ đó có GPA của bạn: 25/7 là 3,57.
Cách tính điểm GPA của bậc trung học khác hẳn so với bậc đại học. Với các bạn đang học cấp 2 hoặc cấp 3 muốn đi du học thì lưu ý cách tính điểm GPA ở dưới đây:
(∑Điểm trung bình mỗi năm) / Số năm học (bậc THCS ở Việt Nam có 4 năm, bậc THPT ở Việt Nam có 3 năm)
(Điểm GPA ở bậc trung học được làm tròn đến số thập phân thứ 1 theo quy tắc làm tròn số)
Ví dụ: Nếu điểm tổng kết trong 3 năm THPT của bạn là 8.0 – 8.3 – 8.8 thì từ công thức ta có: GPA = ( 8.0 + 8.3 + 8.8) / 3 = 8.3. Như vậy GPA của bạn là 8.3 nếu xét theo thang điểm 10.
Trường hợp điểm GPA thấp nhưng lại có điểm SAT cao hơn 1400 thì vẫn có cơ hội đi du học. Tuy nhiên, trong thời gian học còn lại, bạn nên chú ý cải thiện điểm số của mình. Đồng thời, trong bài viết luận hoặc trong thư giới thiệu nên giải thích rõ sự khác biệt giữa điểm GPA và SAT để hội đồng tuyển sinh hiểu và chấp nhận sự chênh lệch đó.
Câu trả lời là có. Điểm số phản ánh một phần năng lực của mỗi con người. Đặc biệt trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, GPA như một thông số giúp nhà tuyển dụng tìm ra những ứng viên tiềm năng một cách nhanh chóng. Và nó càng thể hiện rõ vai trò to lớn của mình đối với những ngành nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn cao như: tài chính, ngân hàng hay kế toán, kiểm toán,…
Bên cạnh đó, điểm GPA cao sẽ thể hiện bạn là một người có năng lực tư duy, chịu khó tìm tòi, học hỏi. Có lẽ cũng vì thế mà một số công ty vẫn để GPA là một tiêu chí cần trong JD công việc.
Và dù trong JD công việc có yêu cầu hay không thì GPA cao vẫn sẽ luôn tạo được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng ngay từ lần đọc CV đầu tiên. Vì vậy nếu bạn vẫn còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hãy cố gắng và nỗ lực để cải thiện điểm GPA của mình nhé!
👉 Xem thêm: Bí quyết xây dựng bố cục hút mắt cho mẫu CV xin việc đẹp
Thực tế, GPA quan trọng nhưng nó không phải là tất cả. Hiện nay, ngoài điểm số, các nhà tuyển dụng còn đánh giá ứng viên dựa trên rất nhiều khía cạnh khác như: kinh nghiệm, kĩ năng và thái độ làm việc,… Nên những bạn có điểm GPA không quá cao cũng đừng vội mất niềm tin vào bản thân mình nhé!
Một dẫn chứng rõ ràng, vào những năm gần đây, Big4 đã loại bỏ yêu cầu GPA ra khỏi tiêu chí xét tuyển ứng viên. Vì họ cho rằng, điểm số không thể thể hiện được tất cả về năng lực của một người. GPA cao thể hiện bạn là người học giỏi, nhưng không có nghĩa bạn là một người làm giỏi.
Ngày nay, chúng ta vẫn thấy rất nhiều người làm trái ngành trái nghề nhưng vô cùng thành công. Tất cả còn phụ thuộc vào năng lực và mức độ cố gắng của mỗi người. Chỉ cần bạn thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tiềm năng phát triển cũng như mức độ phù hợp với vị trí công việc, thì dù điểm GPA không cao nhưng bạn hoàn toàn có thể tìm được một vị trí công việc tốt.
Khi du học, yêu cầu về điểm GPA có thể khác nhau tùy vào quốc gia, trường đại học, và chương trình học mà bạn muốn theo học. Dưới đây là một số thông tin chung về yêu cầu GPA khi du học ở một số nước phổ biến:
Mức điểm GPA tối thiểu để có thể vào các trường tại Mỹ là 6.5. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh rất cao nên để tăng cơ hội du học Mỹ, bạn nên chuẩn bị hồ sơ học tập thật đẹp và GPA nên từ 7.5 trở lên.
Các nước khác (Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức)
Bên cạnh GPA là gì, Trung tâm Tư vấn du học VNPC còn nhận được rất nhiều thắc mắc khác liên quan đến điểm GPA như:
Nhìn chung, mỗi trường quốc gia đều có những thang điểm quy đổi riêng. Riêng Việt Nam, GPA sẽ được quy đổi như sau:
Dưới đây 4 mức điểm để xếp loại bằng tốt nghiệp:
Thông thường, GPA sẽ được tính theo công thức sau:
Nhiều người còn nhầm lẫn giữa 2 thuật ngữ GPA và CGPA. Khác với GPA, CGPA là điểm trung bình tích lũy dần qua thời gian học dài, chẳng hạn toàn bộ chương trình học lấy bằng cử nhân bao gồm tất cả các học kỳ. Dựa vào CGPA sẽ đánh giá toàn bộ quá trình học tập của học sinh, sinh viên.
Ngoài thuật ngữ GPA là gì, còn một vài thuật ngữ khác cũng liên quan đến GPA mà bạn nhất định phải hiểu rõ, bao gồm:
Weighted GPA: Là điểm GPA có trọng số, tính dựa theo độ khó của khóa học và thường dùng thang điểm 0-5.0.
GPA out of: Là một cụm từ tiếng Anh chỉ thang điểm GPA, theo sau đó là một con số đại diện cho một thang điểm. Chẳng hạn, GPA out of 4 tức là điểm GPA theo hệ 4,....
CPA: Thuật ngữ này khiến nhiều người nhầm lẫn với GPA nhưng thực chất nó tương tự với CGPA đã đề cập ở trên, được hiểu là điểm trung bình tích lũy.
Với những chia sẻ trên, Trung tâm Tư vấn du học VNPC đã phần nào giúp bạn giải đáp được thắc mắc GPA là gì cũng như hướng dẫn bạn cách tính và quy đổi điểm GPA chuẩn nhất. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn liên quan đến du học, học bổng,... hãy liên hệ ngay với Trung tâm tư vấn du học VNPC để được đội ngũ chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn hỗ trợ, giải đáp nhanh nhất nhé!
VP Hà Nội: Số 85 Vũ Tông Phan, Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
VP TP.HCM: Lầu 6, tòa nhà Lộc Lê, số 454 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, TPHCM
VP. Đà Nẵng:Tầng 4, số 63 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Dưới đây là khái niệm và cách tính GPA chi tiết dành cho học sinh - sinh viên đang có ý định nộp hồ sơ xin học bổng.Vậy điểm GPA có vai trò như thế nào trong việc xin học bổng. Hãy cùng tìm hiểu để nắm được thông tin rõ ràng cụ thể:
GPA (Grade Point Average) là số điểm trung bình các môn học của một học sinh đạt được sau khi tham dự một kỳ học hoặc một bậc học hay khóa học nào đó. Điểm GPA được xem như thước đo thể hiện kết quả học tập của cá nhân học sinh, sinh viên. GPA chỉ được áp dụng cho bậc giáo dục đại học ở Việt Nam.
Đặc biệt, khi đi du học hoặc xin học bổng GPA ở các trường quốc tế, điểm GPA là một trong những điều kiện bắt buộc phải có. Bên cạnh đó còn đáp ứng một số yêu cầu khác để có thể cạnh tranh với các ứng viên còn lại.
Điểm GPA được chia làm 2 dạng điểm GPA là GPA nói chung và GPA tích lũy (Cumulative GPA), trong đó:
GPA tích lũy, hoặc CGPA là điểm trung bình tích lũy trong một thời gian ngắn như khóa học, học kỳ.
Còn GPA chung là điểm trung bình của một quá trình học, tức là điểm trung bình chung trong cả năm, của các học kỳ cộng lại chia đều.