C. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.
C. Đa dạng các loại hình đào tạo lao động trong nước.
Đi du lịch ra khỏi nhà một thời gian dài, đôi khi cũng gặp phải những vấn đề nảy sinh. Sau đây chúng tôi xin đưa ra 10 vấn đề thường gặp, cách né tránh và giải quyết chúng.
Chúng ta đi du lịch là để khám phá, trải nghiệm những nơi mới mẻ. Trong cuộc đời đi du lịch của mình đã có những niềm vui, những khám phá thú vị, hoàn hảo, nhưng không thể chắc chắn lúc nào cũng trơn tru. Vậy nên chúng ta cần chuẩn bị một số thứ như cách ứng xử, sự sáng tạo, linh hoạt khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Đấy cũng là những điều đặc biệt giúp bạn trưởng thành hơn khi đi du lịch.
Tình huống xảy ra có thể khác nhau, tuy nhiên cũng có một số vấn đề chung cần lưu ý cho bạn.
Dưới đây là 10 vấn đề phổ biến bạn nên tránh
Không phải ai cũng có năng khiếu về xác định vị trí, bản đồ,… Nếu bạn bị lạc đó là một cảm giác thật kinh khủng, bạn sẽ lo lắng, hốt hoảng, tim đập thình thịch. Lo lắng nhất nếu bạn sắp bị muộn giờ khởi hành, giờ ra sân bay, …
Bị lạc có thể ở nhà ga, siêu thị, khu điểm du lịch, trong thành phố, trong rừng, …
Ngày nay công nghệ 4.0 sẽ giúp bạn giải quyết việc này dễ dàng hơn
Giải pháp là: Sử dụng điện thoại thông minh. Trước khi rời nhà bước vào chuyến đi, bạn hãy tải xuống Google Map và sau đó tải xuống bản đồ ngoại tuyến cho bất kỳ nơi nào bạn sẽ đến trong hành trình để sử dụng ngay cả khi không có internet.
Tuy nhiên còn một điều phải chú ý là Pin điện thoại. Trường hợp hết Pin xem như xong.
Tuy vậy hãy luôn chuẩn bị bút và giấy, viết xuống những điểm đến để đề phòng trường hợp hết pin hoặc mất điện thoại.
Dù gì cũng đừng hoảng sợ. Khi bạ lạc hãy ngồi xuống, và hít thở thật sâu. Tìm một người để hỏi đường. Nếu bạn không rành ngôn ngữ ở nơi ấy hãy đưa cho họ xem địa chỉ bạn đã viết ra giấy.
Lưu bản đồ, google map, các điểm đến của bạn trong điện thoại, email, sổ tay nhé
Trên thế giới vẫn còn có một số quốc gia nguy hiểm hơn một số quốc gia khác. Hãy kiểm tra các cảnh báo trước khi chúng ta đến thăm nơi ấy, nhất là những cảnh báo của chính phủ.
Bạn cũng nên kiểm tra thông tin nơi đến từ các nhóm trên Facebook, các diễn đàn du lịch. Tuy nhiên bạn phải lựa chọn và phân tích thông tin, không nên tin vào tất cả những thứ bạn đọc. Nhiều chỉ dẫn thiếu chính xác mà chỉ là ý kiến chủ quan của người viết.
Bạn nên làm gì khi bị tấn công? Đừng quá hoảng sợ, hãy báo ngay với cảnh sát gần nhất. Bạn sẽ cần một số tham chiếu để yêu cầu bảo hiểm của mình. Khi xong việc sẽ xem xét đến khía cạnh tình cảm, tinh thần. Thường sau khi bị tấn công: Đánh đập và cướp tài sản, … Nạn nhân bị xúc động, thậm chí một thời gian dài đến một vài ngày không muốn ra ngoài vì ám ảnh và nghi ngờ mọi ngiười. Người bị hại sẽ luôn tự vấn với các câu hỏi như: Tại sao lại là tôi? Tôi làm gì sai ư? Tôi sai ở đâu?
Đáng tiếc là phải mất một thời gian nạn nhân mới chấp nhận được đều này: rằng mình không hề quen biết với những kẻ tấn công, chỉ là một sự ngẫu nhiên gặp bọn người xấu. Điều này rất đơn giản nhưng vô cùng quan trọng giúp nạn nhân vượt qua và thay đổi cảm xúc tích cực hơn.
Hãy hiểu rằng phần lớn mọi người đều rất tuyệt vời. Đừng để một vài kẻ không ra gì làm hỏng hành trình của bạn
Luôn bình tĩnh để nghĩ cách giải quyết cho dù tình huống nào
Việc này có vẻ trầm trọng hơn vì hầu hết mọi người ngày nay đều gắn bó mật thiết với chiếc điện thoại. Mọi thông tin, công việc đều giải quyết và lưu trữ trên điện thoại.
Hãy tìm đến đồn cảnh sát gần nhất. Thông báo cho người thân và gia đình biết bạn bị đánh cắp điện thoại. Bạn hãy tìm mọi cách tốt nhất để khóa truy cập vào tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng. Bạn nhờ người thân giúp đỡ, mặt khác bạn cố gắng dùng máy tính từ nước ngoài để khóa thẻ, tuy vậy hơi chút rắc rối vì lý do bảo mật.
Hãy chắc chắn bạn nhớ tất cả mật khẩu. Luôn có địa chỉ email dự phòng để nhập những mã bảo mật.
Hãy chú ý giữ tài sản của bạn trong tầm mắt mình và tầm kiểm soát của bạn
Luôn chuẩn bị sãn cho các tình huống
Ốm đau nhiều dạng cũng thường xảy ra khi bạn đi du lịch
Say tàu xe: Có một số người chị bị say xe ở một, hai phương tiện cụ thể nào đó. Cũng có người cứ đi là say xe.
Nếu bạn không có thuốc tránh say thì có một cách bạn nên dùng thử. Hãy hạn chế sự kích thích như nhìn ra cửa sổ nơi những tòa đi qua đi lại. Hãy tập trung vào hơi thở của mình, tập trung vào lưng ghế phía trước thôi.
Hãy trò chuyện với mọi người xung quanh, nghe nhạc hoặc tìm những cảm giác thay thế khác
Nhiều người lại bị say máy bay, giờ giấc vì những sinh hoạt đảo lộn trong chuyến bay kéo dài
Máy bay trễ: cũng mang đến cảm giác bồn chồn khó chịu, do không thể ngủ được.
Hãy ra ngoài tản bộ, tập thể dục, hít thở không khí trong lành hoặc đọc sách, ngồi thiền để không phải tập trung vào cảm giác khó chịu khi chờ đợi
Bị côn trùng cắn: Cách tốt nhất là mặc kín, cố gắng không gãi. Hãy luôn mang theo một loại thuốc hoặc tinh dầu xử lý côn trùng cắn. Có thể tham khảo người địa phương. Muỗi thường hoạt động mạnh từ hoàng hôn đến bình minh, hãy mặc kín khi đi ra ngoài những giờ này và mang theo dầu chống côn trùng. Nếu bị cắn đến phát ốm thì phải đi khám ngay
Cháy nắng: ngay cả khi trời không nắng và nhiều mây cũng hãy đeo kính để bảo vệ mắt, đặc biệt là tia cực tím UV. Tha chống nắng trước khi ra ngoài 30′ và sau 2 tiếng. Tác dụng của cháy nắng rất khủng khiếp.
Hãy cố gắng tránh cháy nắng bằng mọi giá, và tuyệt đối nên sử dụng kem chống nắng để bảo vệ sức khỏe của làn da.
Ngộ độc thực phẩm: Là điều rất dễ xảy ra, nhất là khi bạn trải nghiệm thức ăn đường phố, đồ ăn vặt tự do ngoài đường. Triệu chứng có thể là buồn nôn, co thắt dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Thức ăn ô nhiễm có thể tấn công bạn trong vòng vài giờ. Hãy mang theo môt số thuốc chống tiêu chảy. Thực sự chúng ta cũng nên mang theo người một ít giấy vệ sinh và khăn ướt để luôn sãn sàng có để sử dụng.
Thực ra, thuốc tiêu chảy là cách cuối cùng bạn sử dụng, vì bạn cũng cần phải đào thải chất ô nhiễm ra ngoài cơ thể. Hãy uống nhiều nước để tự làm sạch cơ thể. và xác định trong 1-2 ngày bạn sãn sàng cho việc chạy vào nhà vệ sinh.
Cẩm nang du lịch – Giúp bạn trong tình huống bất ngờ
“Cần câu” cho người dân vùng khó
Nhiều năm qua, cái nghèo vẫn đeo bám gia đình ông Lò Văn Toán (bản Heo Trại, xã Chiềng Pha, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La). Mặc dù vợ chồng ông Lò Văn Toán luôn chăm chỉ lao động sản xuất nhưng với 1.000m2 ruộng chỉ giúp gia đình ông không bị đói chứ chưa thể thoát nghèo.
Năm 2015, qua tổ chức Hội Nông dân xã, hộ ông Toán được vay 10 triệu đồng mua giống cây cà phê.
Nhờ chăm chỉ làm ăn, tích góp và hiệu quả từ cà phê mang lại, năm 2021, gia đình ông đã thoát nghèo. Tháng 6/2023, ông tiếp tục được tạo điều kiện vay vốn giải quyết việc làm với số tiền 100 triệu đồng để mở rộng diện tích sản xuất cây cà phê kết hợp chăn nuôi.
Ông Toán phấn khởi cho biết: “Nhờ vốn vay chính sách, gia đình tôi có điều kiện phát triển kinh tế. Với hơn 1ha cà phê vụ vừa qua, chúng tôi thu lãi 40 triệu đồng. Năm 2024, tôi tiếp tục đầu tư trồng 1ha cây cà phê nữa”.
Gia đình anh Lường Văn Thường (bản Bỉa, xã Phổng Lăng, huyện Thuận Châu) là hộ nghèo của bản. Năm 2023, gia đình anh được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách 100 triệu đồng để đầu tư chăn nuôi. Hiện gia đình anh có 6 con bò đực, 6 con lợn, 5.000m2 cà phê. Anh Thường còn làm thêm nghề sửa chữa xe máy nên thu nhập ngày càng được nâng lên.
“Đến nay, tổng dư nợ của Tổ Tiết kiệm và vay vốn bản Bỉa đạt 3,4 tỷ đồng với 58 hộ vay vốn còn dư nợ. Các chương trình vốn vay ưu đãi được người dân tiếp cận chủ yếu là cho vay hộ nghèo, cận nghèo và giải quyết việc làm; nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn. Hộ vay nhiều nhất là 120 triệu đồng, ít nhất là 25 triệu đồng”, ông Tòng Văn Lượng, Tổ trưởng Tổ vay vốn bản Bỉa cho biết.
Ông Hoàng Xuân Trường, Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Sơn La cho biết, xác định chương trình cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là một trong những kênh quan trọng hỗ trợ người dân có thêm “cần câu” để thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo bền vững, Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai đầy đủ, kịp thời và công khai các chính sách liên quan đến chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm.
Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hàng nghìn mô hình, dự án với trên 16.000 lượt hộ dân được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm. Tổng dư nợ đạt trên 906 tỷ đồng. Qua đó, hàng nghìn lao động đã được tạo việc làm ổn định.
Đây cũng là một trong các chương trình tín dụng hiệu quả nhất của Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh Sơn La thời gian qua. Các hộ đều sử dụng vốn vay đúng mục đích, chủ yếu đầu tư vào phát triển trang trại, nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh, giúp thoát nghèo bền vững.
Trong quá trình triển khai, cùng với tăng cường tuyên truyền, giải ngân cho các đối tượng vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Sở LĐ-TB&XH, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức hội, đoàn thể thực hiện đầu tư cho các chương trình, dự án sử dụng nhiều lao động, hỗ trợ phát triển ngành nghề, từ đó góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Nguồn vốn không đủ đáp ứng nhu cầu
Không chỉ ở những vùng khó khăn, ngay tại Hà Nội, nhờ nguồn vốn ưu đãi từ chương trình giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH, nhiều hộ dân ở xã Tân Triều, huyện Thanh Trì không chỉ ổn định cuộc sống mà còn vươn lên làm giàu.
Điển hình là gia đình bà Nguyễn Thị Dung được vay ưu đãi 50 triệu đồng, đã đầu tư máy móc sản xuất chỉ tơ, tạo công ăn việc làm cho 5 - 7 lao động với mức thu nhập gần 10 triệu đồng/người/ tháng.
Chủ tịch UBND xã Tân Triều Đặng Ngọc Quyền thông tin, tổng nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn đạt xã đạt gần 44 tỷ đồng và khoảng 70% là cho vay giải quyết việc làm. Tuy nhiên, nguồn vốn mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu của người dân và số tiền được vay còn thấp (50 triệu đồng/hộ) nên cần nâng mức vay tối đa lên gấp đôi hiện nay để đầu tư hiệu quả hơn.
Tại huyện Gia Lâm, nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của nông dân cũng rất cao. Ông Trần Chí Nguyện (thôn Thuận Tốn, xã Đa Tốn) đã sử dụng khoản vay ưu đãi để chuyển đổi từ trồng ngô sang trồng bưởi trên diện tích 3ha.
Nhờ áp dụng kỹ thuật mới và sử dụng phân bón hữu cơ, thu nhập từ trồng bưởi đã tăng đáng kể, đạt khoảng 10 triệu đồng/sào so với 3 triệu đồng/sào khi trồng lúa. Mỗi năm, vườn bưởi mang lại thu nhập gần 400 triệu đồng.
Đến nay, tổng dư nợ từ nguồn vốn tín dụng chính sách cho các hội viên nông dân trên địa bàn huyện Gia Lâm vay đạt hơn 600 tỷ đồng; dư nợ tại Ngân hàng Bưu điện Liên Việt là 21,594 tỷ đồng và Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp hơn 19 tỷ đồng.
Các nguồn vốn ưu đãi đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện và giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 3.000 lao động mỗi năm, giúp huyện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đạt các chỉ tiêu nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Theo Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Gia Lâm Đặng Văn Lâm, nguồn vốn vay giải quyết việc làm vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân. Hiện tổng nguồn vốn cho vay của huyện đạt gần 600 tỷ đồng, trong đó hơn 413,2 tỷ đồng thuộc chương trình giải quyết việc làm, phục vụ 7.779 khách hàng.
Hà Nội là địa phương có nguồn vốn vay ưu đãi giải quyết việc làm cao với hơn 12.500 tỷ đồng dư nợ, gần 47.000 hộ vay. Song nguồn vốn này vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu do thành phố có địa bàn rộng, đông dân và nhiều lao động thiếu việc làm, nhiều hộ cần vốn để phát triển nghề và chuyển đổi nghề do đất nông nghiệp bị thu hồi…