VTV.vn - Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu các nước ASEAN về số lượng du học sinh tại Mỹ.
VTV.vn - Việt Nam hiện đứng thứ 6 thế giới và đứng đầu các nước ASEAN về số lượng du học sinh tại Mỹ.
Còn gọi là Graduate Medical Education, bao gồm residency và fellowship. Nội trú residency bao gồm tất cả chuyên khoa. Fellowship bao gồm các chuyên khoa sâu sau nội trú.
Tất cả các Bác sĩ muốn hành nghề tại Mỹ phải học nội trú . Bác sĩ nội trú được trả lương hằng năm, trung bình khỏang 40,000 USD/năm.
Chương trình nội trú kéo dài từ 3 đến 7 năm tùy theo chuyên ngành. Trong thời gian này, các Bác sĩ sẽ thi USMLE 3, là kỳ thi cuối để chứng nhận lấy bằng hành nghề. Các Bác sĩ Việt Nam trong chương trình này sẽ xin vào giai đoạn nội trú.
Bác sĩ nội trú tại Mỹ có nhiều quyền hạn và trách nhiệm gần như tương đương với Bác sĩ có bằng hành nghề. Tùy theo số năm nội trú mà quyền hạn và trách nhiệm khác nhau.
Bác sĩ nội trú kê toa, chuẩn đoán, và mổ xẻ dưới sự theo dõi của Bác sĩ trực (attending physician). Vì là công việc hợp đồng nên các Bác sĩ nội trú được trả lương theo năm (lãnh tiền mỗi 2 tuần) như bất kỳ nhân viên nào của bệnh viện. Và được hưởng các chế độ bảo hiểm sức khỏe, ngày nghỉ, và bảo hiểm cho thân nhân.
Các bệnh viện tại Mỹ dựa vào các Bác sĩ nội trú để tồn tại và phát triển. Lý do vì các chương trình bảo hiểm liên bang (ví dụ như Medicare) trả tiền đào tạo Bác sĩ nội trú cho BV. Càng nhiều chương trình nội trú và nhiều Bác sĩ nội trú thì BV càng uy tín và nhận được nhiều tiền từ chính phủ hơn.
Thêm nữa, các Bác sĩ nội trú khám và chữa bệnh cho BV, giảm gánh nặng trả lương cho các Bác sĩ chính thức. Ngược lại, các Bác sĩ nội trú được trả lương (mặc dù không nhiều, từ $40,000-50,000/năm), và được học tập chuyên môn.
Các Bác sĩ nội trú làm việc khoảng 50-60 giờ/tuần. Có những chuyên ngành như phẫu thuật (ngoại) có thể kéo dài đến 80 giờ/tuần. Vì vậy, các Bác sĩ Việt Nam cần phải có kiến thức lâm sàng và sức khỏe tốt. Để có thể hoàn thành chương trình nội trú căng thẳng này.
Sau đó, sinh viên phải trải qua chương trình thực tập (Fellowship) kéo dài 1-3 năm để được cấp giấy phép hành nghề.
Như vậy, các bạn có thể mất từ 11-15 năm để hoàn thành chương trình Y khoa tại Mỹ. Không những thế, học phí ngành Y các trường ở Mỹ thường rất cao. Nên hãy suy nghĩ cẩn thận, có sự chuẩn bị tốt về tinh thần và kiến thức trước khi nộp hồ sơ vào trường.
Trong 2 năm đầu, sinh viên sẽ học lý thuyết y khoa trên lớp và phòng thí nghiệm. Sau 2 năm đó, sinh viên phải chi USMLE-1 và tiếp tục học 2 năm nữa tại trường. Với nhiều thời gian được đi thực tập tại các cơ quan y tế hơn. Năm 4, sinh viên sẽ phải đăng ký chương trình nội trú và thi USMLE-2.
Việt Nam là nước có chất lượng giáo dục khá chênh lệch so với nhiều nước phát triển. Vậy nên bạn muốn đi du học Mỹ ngành Y thường phải trải qua yêu cầu rất khắt khe về kết quả học tập, điểm tiếng Anh và nhiều yếu tố khác. Cụ thể là:
Điểm pre-med (dự bị Y khoa) và điểm MCAT (Medical College Admission test) cao. Nghĩa là trước khi học chính thức chương trình Y khoa tại Mỹ. Sinh viên phải học chương trình dự bị 3 năm tại Mỹ, điều kiện về điểm tùy thuộc vào từng trường.
Có luận văn, thư giới thiệu cực kỳ ấn tượng từ khoa chuyên ngành của trường ĐH đã học. Trải qua các vòng phỏng vấn cực kỳ khắt khe và phức tạp.
Việc xây dựng một nền tảng kiến thức chắc chắn trong những năm học cấp 3, dự bị đại học hay đại học của mình là rất quan trọng. Điều này thể hiện qua việc bảng điểm của bạn phải thật tốt.
Những ứng viên học ngành Y ở nước ngoài phải có kiến thức vững chắc. Ở các môn toán, khoa học, đặc biệt là sinh học, hóa học và vật lý. Để trở thành một bác sĩ, bạn cũng cần phải có những kỹ năng xã hội tốt. Cũng như những kiến thức khoa học xã hội cơ bản.
Hoạt động ngoại khóa như tình nguyện tại một bệnh viện địa phương hoặc trung tâm y tế. Có thể khiến hồ sơ của bạn nổi bật hơn và để phát triển các mối quan hệ chuyên môn. Đặc biệt những người này có thể giúp bạn viết thư giới thiệu, cánh cửa du học sẽ rộng mở hơn với bạn.
Khoảng 90% ứng viên nộp đơn vào các trường Y khi đang học năm 3 ở trường đại học. Và bắt đầu nhập học ngay khi hoàn thành khóa học tại trường đại học đó. (muốn học trường Y bắt buộc bạn phải học 4 năm đại học trước).
Một số trường hợp thì nghỉ ngơi một thời gian sau khi tốt nghiệp đại học. Hoặc tham gia các khóa học cấp tốc khi vẫn ngồi trên ghế giảng đường.
Tổng thời gian để trở thành bác sĩ đa khoa sẽ là 12-14 năm, tuỳ chuyên ngành đại học. Tuy nhiên vấn đề là nhiều trường có chương trình dự bị cho bác sĩ. Nhưng lại không nhận sinh viên quốc tế nhập học các chương trình đào tạo bác sĩ.
Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra kỹ thông tin trước khi nộp hồ sơ học ngành y và các trường. Du học Mỹ ngành Y Dược thực sự là những chương trình khó. Và có những yêu cầu rất khắt khe ở nhiều quốc gia khác nhau.
Vì vậy để tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình đào tạo, môn học và đưa ra được 1 lộ trình thật phù hợp với bạn. Đừng quên ghé Du học Edutime ngay ngày hôm nay bạn nhé!
Không chỉ hoàn thành chương trình này với kết quả cao. Bạn còn cần phải tham gia các hoạt động xã hội, thiện nguyện hay các chương trình nghiên cứu. Làm việc ở trung tâm Y tế của địa phương hay công việc nào đó tương tự. Cũng là điểm cộng cho bạn khi xét hồ sơ vào trường.