Some of these cookies are essential to the operation of the site, while others help to improve your experience by providing insights into how the site is being used. For more information, please see the ProZ.com
Some of these cookies are essential to the operation of the site, while others help to improve your experience by providing insights into how the site is being used. For more information, please see the ProZ.com
Chương trình xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ.
Chương trình đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ.
Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ bao gồm:
Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông
Đường D10, P Thống Nhất, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
P. Quản lý đào tạo: 02513 828 813
P. Tổ chức hành chính: 02513 829 837
P. Dạy văn hóa (THPT): 02513 810 280
2. Chức năng - Nhiệm vụ trung tâm giáo dục thường xuyên Đồng Nai
Trung tâm có chức năng tổ chức các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, dạy nghề, giáo dục thường xuyên trên địa bàn Đồng Nai theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Giáo dục thường xuyên xây dựng theo hình thức là một cấu trúc giáo dục mở với đặc điểm là không chỉ dành cho học sinh sinh viên mà theo hệ giáo dục tiếp tục có thể vừa học vừa làm, dành cho mọi lứa tuổi và được thể hiện như sau:
Một là, mở về đối tượng học tập: Mọi người không chỉ học ở hệ thống giáo dục ban đầu mà có nhu cầu học tập đều được hệ thống giáo dục tiếp nhận, không loại trừ một ai, không có rào cản việc học tập của bất cứ ai.
Hai là, mở về địa điểm học tập: Mỗi người sẽ mở dần việc lựa chọn địa điểm học tập như học tại trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm giáo dục thường xuyên, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, cơ quan, công sở và tại nhà.
Ba là, mở về thời gian học tập: Việc học không chỉ đóng khung theo khung thời gian cố định, mà học trong mọi lúc có thể, trong lúc làm việc, hội họp, nghỉ ngơi, giao lưu, diễn ra trong suốt cuộc đời.
Bốn là, mở về phương pháp học tập: Với người lớn, học tập có thể theo phương pháp truyền thống như tới lớp nghe giảng viên trình bày tài liệu, song cũng có thể học theo nhóm có sự hướng dẫn, dưới hình thức trao đổi, chia sẻ tri thức, kinh nghiệm.
Năm là, mở về phương tiện học tập: Ngoài phương tiện học tập như tài liệu được in ấn thường thấy, còn sử dụng các thiết bị như vô tuyến truyền hình, máy tính, điện thoại di động.
Sáu là, mở về ý tưởng học tập: Những ý tưởng cần được đặt ra cho người lớn đi học đang cần chú ý là mở rộng nghề, phát triển dịch vụ xã hội, lập nghiệp, khởi nghiệp, chuyển đổi nghề nghiệp…
Bảy là, mở về nội dung học tập: phát triển các chương trình giáo dục khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ sản xuất, dạy nghề ở địa phương, đa dạng hóa chương trình xóa mù chữ, xây dựng các chương trình phục vụ phát triển nông thôn mới, đô thị văn minh, hỗ trợ xây dựng các mô hình học.
Giáo dục thường xuyên không những tạo điều kiện cho những người từng đi học và tạo cơ hội học tập cho cả những ai chưa bao giờ đi học, từ đó góp phần vào việc mang lại công bằng xã hội và bình đẳng trong giáo dục. Vì vậy, khi xây dựng xã hội học tập cần xác định mọi người phải xác định học tập suốt đời như một nghĩa vụ của công dân.
Xác định nội dung học tập, đề xuất với sở giáo dục và đào tạo, chính quyền địa phương việc tổ chức các chương trình và hình thức học phù hợp với từng loại đối tượng.
Xem thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên
Theo các chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và trung học phổ dành riêng cho các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người tàn tật, khuyết tật, theo kế hoạch hằng năm của địa phương.
, các hoạt động lao động sản xuất và các hoạt động khác phục vụ học tập.
về tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao chất lượng giáo dục góp phần phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên. Hình thức học tập – Tổ chức lớp học của Trung tâm giáo dục thường xuyên đa dạng và phù hợp đối với nhiều đối tượng:
Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được tổ chức theo lớp học. Mỗi lớp học có một giáo viên chủ nhiệm; có lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó. Lớp trưởng và lớp phó do tập thể lớp bầu ra.
, tự học có hướng dẫn: Học viên học tập tại trung tâm giáo dục thường xuyên được thực hiện theo quy định riêng của từng Trung tâm.
Trong tiềm thức của mỗi người luôn nghĩ rằng chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên không tốt, không thể nào bằng được so với chương trình học của các trường Trung học, Phổ thông, Đại học,… Tuy nhiên, chất lượng giáo dục của Trung tâm giáo dục thường xuyên hiện nay đang dần được cải thiện với đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn sâu rộng đến từ các trường Đại học uy tín, hệ thống giáo trình ngày càng được nâng cao, cập nhật thường xuyên,…
Ngoài ra, cơ sở vật chất cũng được cải thiện phục vụ tốt nhu cầu của người học. Thời gian học của các chương trình cũng ngắn hơn so với các hệ khác giúp người học có thêm nhiều thời gian cho các hoạt động như tình nguyện, làm thêm,… tích lũy các kỹ năng cần thiết cho con đường tương lai sau này.
Thông tin trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đồng Nai gồm những gì? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết sau nhé!
3.1. Tổ chức đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ ở trình độ sơ cấp, đào tạo nghề nghiệp dưới 03 tháng; đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động trong doanh nghiệp; bồi dưỡng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; đào tạo nghề cho lao động nông thôn và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng;
3.2. Tổ chức thực hiện các chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm: chương trình xóa mù chữ và tiếp tục sau khi biết chữ; chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu người học, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ; chương trình giáo dục để lấy bằng của hệ thống giáo dục quốc dân;
3.3 Tổ chức xây dựng và thực hiện các chương trình, giáo trình, học liệu trình độ sơ cấp, dưới 03 tháng đối với những nghề được phép đào tạo; chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyển giao công nghệ;
3.4 Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh;
3.5 Quản lý đội ngũ viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm theo quy định của pháp luật;
3.5 Tổ chức lao động sản xuất và dịch vụ kỹ thuật phục vụ đào tạo;
3.7 Nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
3.8 Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra và cấp chứng chỉ theo quy định;
3.9 Tư vấn nghề nghiệp, tư vấn việc làm cho người học; phối họp với các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền, hướng nghiệp, phân luồng học sinh;
3.10 Phối họp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp; tổ chức cho người học tham quan, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp;
3.11 Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp;
3.12 Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật;
3.13 Tạo điều kiện hoặc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho viên chức, giáo viên và nhân viên của trung tâm được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3.14 Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định;
3.15 Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.