VTV.vn - Ngày 19/8, Bộ Tài chính Nhật Bản đã công bố số liệu thương mại tháng 7/2020 sơ bộ cho thấy xuất khẩu của nước này tiếp tục đà giảm ở mức hai con số tháng thứ 5 liên tiếp.
VTV.vn - Ngày 19/8, Bộ Tài chính Nhật Bản đã công bố số liệu thương mại tháng 7/2020 sơ bộ cho thấy xuất khẩu của nước này tiếp tục đà giảm ở mức hai con số tháng thứ 5 liên tiếp.
Nhập khẩu và xuất khẩu là yếu tố chính tác động đến cán cân thương mại. Các yếu tố cơ bản khác có ảnh hưởng đến cán cân thương mại là: tỷ giá hối đoái, lạm phát và các chính sách thương mại & phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
- Tỷ giá hối đoái: Khi đồng tiền nội địa tăng giá trị thì giá cả hàng nhập khẩu sẽ rẻ hơn, hàng xuất khẩu trở nên đắt đỏ với người nước ngoài, gây bất lợi cho xuất khẩu, từ đó cán cân thương mại giảm. Ngược lại, giá trị tiền nội tệ giảm thì sẽ thuận lợi cho xuất khẩu, bất lợi cho nhập khẩu khiến thặng dư thương mại.
- Lạm phát: Lạm phát sẽ khiến đồng nội tệ mất giá, giá thành sản xuất thay đổi cũng tác động không hề nhỏ đến xuất nhập khẩu. Phá giá tiền tệ dẫn tới việc giá trị hàng nhập khẩu cao, giá trị hàng xuất khẩu thấp suy ra thâm hụt thương mại.
- Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế có thể bao gồm các rào cản trong việc xuất nhập khẩu một số mặt hàng (thuế, các điều kiện đối với sản phẩm trong các lĩnh vực nhất định…) hoặc hỗ trợ của Chính phủ khiến giá cả cũng như số lượng sản xuất thay đổi… sẽ khiến thay đổi giá trị xuất nhập khẩu khi đó cán cân thương mại cũng thay đổi.
- Ngoài ra có thêm một số yếu tố nữa như: cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của các quốc gia, thu nhập của người tiêu dùng cả trong và ngoài nước, các chu kỳ kinh tế, ảnh hưởng của dòng vốn đổ vào quốc gia đó…
Những yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp tới cán cân thương mại
Để tính cán cân thương mại ta áp dụng công thức sau:
Cán cân thương mại ở trạng thái cân bằng khi mức chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu bằng 0.
Nếu mức chênh lệch này > 0 thì cán cân thương mại thặng dư hay xuất siêu, mang giá trị dương, xuất khẩu > nhập khẩu;
Nếu mức chênh lệch < 0 thì cán cân thương mại thâm hụt hay nhập siêu, mang giá trị âm, xuất khẩu < nhập khẩu.
3 trạng thái cán cân thương mại
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan cung cấp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước năm 2020 ước tính đạt 543.9 tỷ Đô la mỹ, tăng 5.1% so với năm 2019, trong đó: kim ngạch nhập khẩu đạt 262.4 tỷ USD và xuất khẩu là 281.5 tỷ USD.
Như vậy, cán cân thương mại thặng dư khoảng 19.1 tỷ USD, mức xuất siêu cao nhất bắt đầu chuỗi 5 năm xuất siêu tính từ năm 2016, một kết quả cực kỳ ấn tượng dù nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực từ dịch Covid-19.
Cán cân thương mại của Việt Nam hiện nay
Cũng vượt qua chặng đường bị dịch Covid-19 kìm hãm thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước là 668.54 tỷ USD vẫn tăng 22.6% so với năm 2020, trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 336.31 tỷ USD còn kim ngạch nhập khẩu đạt 332.23 tỷ USD như vậy cán cân thương mại vẫn thặng dư.
Tính chung 10 tháng năm 2022 thì tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của nước ta đạt 616.24 tỷ USD, tăng 14.1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, xuất khẩu đạt 312.82 tỷ USD tăng 15.9% còn nhập khẩu đạt 303.42 cũng tăng 12.2%. Cán cân thương mại tại thời điểm này vẫn xuất siêu và ước tính là 9.4 tỷ USD.
Như vậy có thể thấy, cán cân thương mại có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế thị trường, làm sao để cán cân thương mại dương hay thặng dư cán cân luôn là bài toán cho Chính phủ hướng tới mục tiêu tăng cường vị thế của quốc gia mình trên trường thế giới. TOPI mong rằng, với những thông tin trên, chúng tôi đã mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích về thị trường. Chúc bạn thành công!
Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10.200 tỷ yen, trong khi xuất khẩu tăng 10% lên 9.600 tỷ yen (66 tỷ USD).
Cảng hàng hóa ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo số liệu được công bố ngày 21/8, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại 621 tỷ yen (4,3 tỷ USD) vào tháng Bảy, do giá hàng nhập khẩu tăng vọt. Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết kim ngạch nhập khẩu của nước này tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái lên 10.200 tỷ yen, trong khi xuất khẩu tăng 10% lên 9.600 tỷ yen (66 tỷ USD). Nhập khẩu tăng đối với mặt hàng thịt và thực phẩm khác, cũng như sắt, cho thấy nền kinh tế trong nước tương đối khỏe mạnh, khi chi tiêu tiêu dùng cải thiện nhờ lương tăng. Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ, Trung Quốc và Brazil (Bra-xin) tăng, nhưng xuất khẩu ô tô tiếp tục gặp khó khăn giữa lúc bê bối gian lận trong thử nghiệm xe làm đình trệ hoạt động sản xuất tại một số công ty, trong đó có nhà sản xuất ô tô hàng đầu của Nhật Bản Toyota Motor Corp. Xuất khẩu tháng Bảy của Nhật Bản tăng so với một năm trước đối với các mặt hàng nhựa, sản phẩm giấy và linh kiện máy tính. Ông Robert Carnell, trưởng bộ phận nghiên cứu ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương của ING Economics, nhận định xuất khẩu của Nhật Bản gia tăng mạnh mẽ cho thấy nền kinh tế nước này đang trên đà phục hồi. Dù Nhật Bản ghi nhận thặng dư thương mại vào tháng Sáu, nhưng nền kinh tế lớn thứ tư thế giới này đã thâm hụt thương mại trong sáu kỳ nửa năm tài chính liên tiếp, bắt đầu từ nửa cuối năm 2021. Năm tài chính của Nhật Bản kéo dài từ tháng Tư năm trước đến tháng Ba năm sau. Số liệu tháng Bảy thể hiện một sự đảo ngược so với tháng Sáu. Đồng yen yếu tác động tiêu cực đến với nhập khẩu của Nhật Bản, nhất là giữa xu hướng lạm phát và giá cả tăng trên toàn cầu, trong đó có giá năng lượng. Nhật Bản, một quốc gia nghèo tài nguyên, hiện phải nhập khẩu gần như tất cả năng lượng của mình. Gần đây, giá năng lượng đang biến động do tình hình bất ổn ở Trung Đông. Ông Daisuke Karakama, chuyên gia kinh tế thị trường của ngân hàng Mizuho Bank, tin rằng tình hình thâm hụt thương mại nói trên không chỉ phản ánh sự suy yếu của đồng yen, mà còn thể hiện những xu hướng mới như chi tiêu của người dân Nhật Bản cho các dịch vụ phát trực tuyến (streaming) kỹ thuật số ở nước ngoài. Chuyên gia này lưu ý rằng nhiều nhà giao dịch đang tìm cách bán đồng yen, chứ không phải mua vào. Trước đó trong năm nay, đồng USD đã tăng lên mức 160 yen đổi 1 USD, nhưng gần đây đã ổn định và giao dịch ở mức khoảng 145 yen/USD trong phiên 21/8. Sự biến động của tỷ giá, như những gì đã diễn ra trong những tuần gần đây, là do nhiều yếu tố. Tuy nhiên, thị trường đang dồn sự chú ý vào động thái sắp tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ). Fed được dự đoán sẽ hạ lãi suất trong tháng tới, trong khi BoJ đang tìm cách tăng dần lãi suất sau khi duy trì ở mức cực thấp trong nhiều năm qua.
Sao chép liên kết để chia sẻ bài viết lên Facebook, Zalo,...
Cán cân thương mại có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế, cụ thể:
- Quốc gia dựa vào cán cân thương mại để đánh giá khả năng cạnh tranh về thương mại trên trường quốc tế, cho phép phân tích và đánh giá mối liên hệ giữa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và khả năng sản xuất, đồng thời có thể đưa ra các chính sách và phương án hiệu quả để đảm bảo cho nền kinh tế vĩ mô của quốc gia;
- Góp phần thay đổi tỷ giá hối đoái nhờ phản ánh được quan hệ cung-cầu tiền tệ của đất nước đó. Khi cán cân thương mại thặng dư, xuất siêu, dòng tiền ngoại tệ chảy vào quốc gia nhiều hơn dẫn đến việc tăng nhu cầu chuyển đổi tiền tệ vì giao thương bắt buộc phải dùng đồng nội tệ nên đồng nội tệ tăng giá. Từ đó một đồng nội tệ cũng đổi được nhiều đồng ngoại tệ hơn. Tương tự với trường hợp ngược lại khi nhập siêu;
- Hiểu biết được tình trạng cán cân vãng lai;
- Cán cân thương mại thể hiện mức thu nhập, đầu tư và tiết kiệm của quốc gia trên cán cân thanh toán: Nếu cán cân thương mại thâm hụt thì quốc gia đó đang chi nhiều hơn thu, tiết kiệm cũng ít hơn đầu tư và ngược lại.
Tầm quan trọng của cán cân thương mại đối với toàn bộ nền kinh tế