Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp được thực hiện khá đơn giản. Theo đó, người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau. Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác bán, phương thức giao dịch cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng.
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định việc bảo lãnh tiền thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được thực hiện theo một trong hai hình thức: Bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung, cụ thể như sau:
- Bảo lãnh riêng là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho một tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bảo lãnh chung là việc tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng cam kết bảo lãnh thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp số tiền thuế cho hai tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trở lên tại một hoặc nhiều Chi cục Hải quan. Bảo lãnh chung được trừ lùi, khôi phục tương ứng với số tiền thuế đã nộp;
- Trường hợp tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh riêng hoặc bảo lãnh chung nhưng hết thời hạn bảo lãnh đối với từng tờ khai mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp (nếu có), tổ chức tín dụng nhận bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ tiền thuế, tiền chậm nộp thay người nộp thuế vào ngân sách nhà nước trên cơ sở thông tin trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc thông báo của cơ quan hải quan;
- Nội dung thư bảo lãnh, việc nộp thư bảo lãnh và kiểm tra, theo dõi, xử lý thư bảo lãnh thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Ngày nay, trước sự giao thoa, hội nhập nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thị trường thương mại vô cùng sôi động, các nước không thể cô lập một mình trước sự giao thoa đó. Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Với lượng sản xuất trong nước lớn sẽ không có quốc gia nào có thể tự sản tự tiêu hoàn toàn. Hơn nữa, bản thân các nước cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết. Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyên của quốc gia đó được khai thác tốt, kim ngạch xuất khẩu cao hơn, còn với những quốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn. Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện qua 06 vai trò sau đây:
– Tránh tình trạng khan hiếm bất ổn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Quốc gia cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp.
– Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn. Khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân khi người dân có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng.
– Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nhập khẩu hàng hóa tại nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng.
– Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước. Bởi khi có hàng ngoại nhập cùng với các mặt hàng trong nước, người dân có thêm nhiều chọn lựa, tạo nên sự cạnh tranh lớn, thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng.
– Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyển giao công nghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện. Việc nhập khẩu giúp các nước khác kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới, tại cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, không phải mất giá nhiều chi phí và thời gian.
– Với hình thức nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.
Thời hạn nộp thuế xuất nhập khẩu theo Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa theo quy định của Luật Hải quan, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộp thuế. Thời hạn bảo lãnh tối đa là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.
Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh mà người nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.
- Người nộp thuế được áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của Luật Hải quan được thực hiện nộp thuế cho các tờ khai hải quan đã thông quan hoặc giải phóng hàng hóa trong tháng chậm nhất vào ngày thứ mười của tháng kế tiếp.
Quá thời hạn này mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì phải nộp đủ số tiền nợ thuế và tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Khi nói về xuất khẩu, chúng ta thường nhắc đến thương mại hoặc giao thương quốc tế. Hiểu đơn giản nhất là việc là trao đổi hàng hóa và dịch
Khi nói về xuất khẩu, chúng ta thường nhắc đến thương mại hoặc giao thương quốc tế. Hiểu đơn giản nhất là việc là trao đổi hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia khác.
Hiện nay, xuất khẩu hàng hóa đóng vai trò như một động lực chính cho sự tăng trưởng kinh tế. Vượt lên tác động của đại dịch, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫn đạt con số ấn tượng. Không thể phủ nhận rằng xuất khẩu hàng hóa mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Chẳng hạn như tiếp cận nhiều khách hàng hơn hay mở rộng vòng đời của các sản phẩm,…
Vậy thì có những hình thức xuất khẩu phổ biến nào trên thị trường hiện nay ? Cùng Innovative Hub tìm hiểu về các hình thức xuất khẩu hàng hóa nhé!
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản, là hình thức mà một doanh nghiệp trong nước trực tiếp đứng ra thỏa thuận ký kết hợp đồng thương mại nhập khẩu hàng hóa với doanh nghiệp nước ngoài mà không bị ràng buộc từ bên thứ ba trung gian nào. Hình thức nhập khẩu này thì bên mua sẽ tự đi tìm hiểu, nghiên cứu thị trường, tự tìm đối tác, ký hợp đồng và toàn quyền ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
Với loại hình nhập khẩu này dễ dàng định hướng kinh doanh trong tương lai, chủ động được nguồn hàng, doanh nghiệp cũng dễ dàng nắm được tình hình giao dịch, tiết kiệm được nhiều chi phí, … Bên cạnh đó còn tạo được uy tín trên thị trường quốc tế. Doanh nghiệp cũng cần có tiềm lực tài chính tốt, cán bộ nhân viên tham gia giao dịch cần vững về nghiệp vụ, kinh nghiệm, hiểu biết về thị trường để hạn chế rủi ro phát sinh.